Tháng giêng rộn ràng lễ hội Đền Thượng Lào Cai của các dân tộc

Tháng giêng rộn ràng lễ hội Đền Thượng Lào Cai cùng nhiều dân tộc

Lễ hội Đền Thượng là nét đẹp văn hóa của các dân tộc Lào Cai cho đến ngày hôm nay vẫn được gìn giữ và phát triển. Du khách không chỉ bày tỏ lòng thành kính với các vị anh hùng dân tộc, viếng chùa, cầu may năm mới mà còn được tận hưởng không khí vui tươi, sôi nổi của các lễ hội. Lễ hội mùa xuân tại Đền Thượng chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và góp phần nâng cao hình ảnh điểm đến với du khách trong thiên niên kỷ mới.

Lễ hội truyền thống này có gắn với những di tích văn hóa cấp quốc gia. Đây sẽ là dịp để du khách đến tham quan, vãn cảnh; cũng là để ôn lại truyền thống của tổ tiên và hòa mình vào không khí lễ hội của các hoạt động văn hóa đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc.

Phần lễ cử hành trang nghiêm 

Đền Thượng là nơi thờ Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo – vị tướng, người anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn, lãnh đạo toàn dân và quân Đại Việt 3 lần đánh thắng quân Mông Nguyên xâm luợc hồi thế kỷ XIII. Nhiều năm qua cứ “ đến hẹn lại lên” vào rằm tháng Giêng hàng năm, đồng bào các dân tộc ở Lào Cai và cả nước lại nô nức hành hương về thành phố Lào Cai – nơi đất thiêng ải Bắc để hoà mình vào bầu không khí sôi động của Lễ hội đền Thượng.

Đền Thượng là nơi thờ Trần Hưng Đạo - vị tướng, người anh hùng dân tộc
Phần lễ được cử hành bao gồm có khai hội, rước kiệu vong linh, đọc văn tế, dâng hương

Phần lễ được cử hành trang nghiêm trong các đền chùa trên đồi Hoả Hiệu. Bao gồm có khai hội, rước kiệu vong linh, đọc văn tế, dâng hương. Nghi thức dâng hương của các đoàn đại biểu Trung ương. Lãnh đạo tỉnh Lào Cai, lãnh đạo tỉnh bạn Vân Nam – Trung Quốc… Được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Đồng bào các dân tộc ở Lào Cai cũng như từ nhiều nơi khác đến với Lễ hội Đền Thượng dâng lễ đều có tâm nguyện cầu mong Đức Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Đạo cùng Tổ tiên Đại Việt… chứng giám cho tấm lòng thành của mình, phù hộ cho con cháu được khoẻ mạnh, hạnh phúc, thành đạt

Phần hội diễn ra tưng bừng náo nhiệt với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc, vui nhộn như: múa rồng, lân, kéo co, ném còn, vật dân tộc, đẩy gậy, bắn nỏ, chọi gà, đu, cờ người…

Di tích Đền Thượng tại TP Lào Cai

Lễ hội Đền Thượng Lào Cai gắn với di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương. Đền Thượng, còn gọi là đền Lão Nhai. Tọa lạc trên đồi Hỏa Hiểu thuộc dãy Mai Lĩnh có độ cao 1.200m ở thành phố Lào Cai. Gần cửa khẩu quốc tế, nơi hợp lưu các dòng sông Nậm Thi, sông Hồng chảy vào đất Việt. Đây là một trong số các địa chỉ “đỏ”. Trong chương trình hợp tác của tuyến du lịch về cội nguồn giữa ba tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ. Gần Đền Thượng có đền Mẫu, đền Cấm, đền Am. Chùa Tân Bảo, đền Quan tạo nên một quần thể di tích văn hóa

Lễ hội Đền Thượng Lào Cai gắn với di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đền Thượng gây ấn tượng với kiến trúc cổ xưa kiểu phong kiến Việt Nam

Đền Thượng nổi bật với kiến trúc cổ xưa kiểu phong kiến. Với hệ thống “Tam quan ngoại” “Tam quan nội”, “Hậu cung”. Và các nhà “Tả vu”, “Hữu vu”. Trong đó ở hậu cung có 8 con rồng chầu. Ở giữa có tấm bia đá khắc sự tích thờ Ðức Thánh Trần. Quần thể kiến trúc được cây đa cổ thụ xum xuê tỏa bóng mát.

Di tích lịch sử văn hóa Đền Thượng nằm nơi con đường huyết mạch. Trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Và quan trọng hơn cũng là một biểu tượng về văn hóa, lịch sử. Cũng như là chủ quyền quốc gia ở biên giới Việt Nam. Bất cứ một vị khách phương xa nào nếu có dịp đến Lào Cai. Dù bận rộn vội vàng cũng không quên tới Đền Thượng thắp lên nén nhang. Tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc cũng như chụp bức hình lưu niệm ngày xuân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *