Mùa đông Hà Nội nao nức với món bánh trôi tàu

Gánh hàng bán bánh trôi tàu

Ẩm thực phố phường Hà Nội không chỉ xuất phát từ những món ăn dân dã, quen thuộc với cuộc sống thường nhật của người Việt mà còn có sự du nhập của ẩm thực nước ngoài mà điển hình là các món ăn của Trung Quốc. Không biết từ bao giờ nhưng những món ăn Trung Quốc ở Hà Nội cũng phần nào trở nên quen thuộc và chiều lòng thực khách gần xa khi ghé thăm thành phố cổ kính và nhộn nhịp bậc nhất miền Bắc này. Một trong những món ăn được ưa chuộng nhất lúc Hà Nội trở gió đông lạnh buốt đó là món bánh trôi tàu.

Cả một góc phố bỗng ấm hẳn lên nhờ sự hòa quyện của mùi gừng mà mật mía và là vị ngọt đặc trưng của món bánh trôi tàu. Tuy là một món ăn ngoại nhập nhưng bánh trôi tàu từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều người khi Hà Nội đang ở những ngày đông lạnh giá.

Bánh trôi tàu – món ăn du nhập từ nước ngoài nhưng hợp khẩu vị người Hà Nội

Bánh trôi tàu
Món bánh trôi tàu thường sẽ ngon hơn khi thưởng thức lúc Hà Nội vào đông

Người Hà Nội xa quê, trong một ngày chớm lạnh, thứ gợi nhớ đầu tiên là mùi gừng quyện với mật mía trong món bánh trôi tàu. Cái mùi gợi nhắc tình người, vị phố còn mãi vấn vương trong ký ức… Hà Nội ngày gió mùa về, không hẹn mà gặp, các quán bán bánh trôi tàu nổi tiếng trên phố Hàng Giầy, Hàng Bạc, Trần Xuân Soạn… đều đông khách. Trời rét tê, cầm bát bánh trôi tàu mà như nâng được cả vũ trụ trong lòng bàn tay. Ngắm hơi nóng tỏa ra mà tưởng như đang đón lấy tất cả tình yêu trên mặt đất này.

Món bánh trôi tàu, không biết du nhập vào Việt Nam từ khi nào nhưng khi tiết trời se lạnh là cả một góc phố Hà Nội thơm nức mùi gừng quyện với mật mía. Mùa đông lạnh, chỉ thưởng thức vài miếng quà vặt ngọt lịm; thơm lừng này thôi là đã thấy ấm lòng.

Điều gì đã khiến món ăn này hấp dẫn thực khách?

Hương vị của món bánh trôi tàu
Bánh trôi tàu mang hương vị ngọt của đường mật, vị cay của gừng

Bánh trôi tàu ngon ở phần vỏ, ngoài thì mềm mượt nhưng trong lại dai dẻo. Có hai loại viên bánh. Viên tròn nhân đậu xanh, viên dài nhân vừng đen (đã rang chín) và dừa. Bánh được luộc trước, vớt ra để khô vỏ. Nước đường hoa mai đỏ au, ngọt lịm đã được lọc bằng lòng trắng trứng. Nên trong màu hổ phách, gừng già đập dập cho vào nồi nước đường đun sôi. Khi đó mới thả bánh vào. Khi bánh nổi lên múc vào bát và rắc một ít lạc rang giã vỡ.

Một sự hòa quyện tuyệt vời của nước đường sóng sánh; thơm mùi gừng, vừng đen và bùi vị lạc rang. Đưa một thìa lên miệng, chậm rãi cảm nhận rõ cái vị cay cay nơi đầu lưỡi. Tuyệt vời nhất là khi ăn đến miếng cuối cùng, vị gừng vẫn đọng lại. Dường như cái nóng, cái ngọt. Cái cay của nước đường gừng vẫn còn “dư âm” trong dạ dày, làm xua tan cái lạnh mùa đông. Ngồi bên những vỉa hè Hà Nội vào ngày đông và thưởng thức những viên bánh trôi quả là một trải nghiệm khó có thể quyên. Khi ấy mới thấy được vai trò của ẩm thực trong đời sống. Nhờ có món ăn mà những ngày đông lạnh giá ở Hà Nội như không còn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *