Món bánh tráng miệng Yatsuhashi nức tiếng của Kyoto

bánh Yatsuhashi

Ẩm thực Nhật Bản luôn được biết đến với sự khéo léo tỉ mỉ của người đầu bếp khi chế biến những món ăn đơn giản, đẹp mắt và hương vị tinh tế. Ngoài các món ăn như sushi, ramen, miso, món tráng miệng nghệ thuật mang tên bánh Yatsuhashi cũng rất nổi tiếng trên khắp thế giới. Wagashi là từ dùng để chỉ những món tráng miệng nghệ thuật, với sự xuất hiện của hoa lá, được làm từ những nguyên liệu tượng trưng cho bốn mùa và thể hiện triết lý hòa hợp với thiên nhiên của người Nhật. Mỗi địa phương ở Nhật Bản đều có những loại Wagashi khác nhau, và Yatsuhashi là món tráng miệng độc đáo của cố đô Kyoto.

Yatsuhashi là món ngọt phổ biến nhất ở Kyoto, có mặt ở mọi quán trà và là món quà lưu niệm thường được du khách mua về. Món bánh này có lịch sử rất lâu đời, ra đời từ thế kỷ 15, gắn bó với người dân Kyoto từ đó cho đến nay.

Yatsuhashi (hay Việt Nam chúng ta hay họi là bánh gối tam giác) là món bánh truyền thống của Kyoto, một thức quà biếu phổ biến bậc nhất của người dân xứ sở hoa anh đào. Ở Kyoto có tiệm đã làm Yatsuhashi gần 200 năm. Yatsuhashi được sáng tạo ra bởi Yatsuhashi Kengyo, một nhạc sĩ sống trong thời kỳ Edo. Ông sử dụng bột gạo, bột quế và nhân đậu đỏ, gói chúng lại thành chiếc bánh hình tam giác, giống như những khuông trên cây đàn Koto – một loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản. Ban đầu, mọi người chỉ gọi chúng là “bánh nếp”, nhưng sau khi người nhạc sĩ tài hoa qua đời thì món bánh đã được mang tên ông – Yatsuhashi.

Lịch sử về bánh Yatsuhashi
Lịch sử về bánh Yatsuhashi

Yatsuhashi có cách làm rất đơn giản, với phần nhân đậu đỏ hầm và lớp vỏ bột nếp. Bột nếp được trộn cùng bột quế, bột trà xanh hoặc bột vừng đen. Thêm nước và được hấp chín, sau đó tiếp tục nhào. Cho đến khi khối bột vừa dẻo vừa mềm. Bột sau đó sẽ được cán mỏng, cắt miếng hình vuông. Gói vào trong đó nhân đậu đỏ và gấp đôi lại để tạo thành hình tam giác. Tưởng chừng như đơn giản, nhưng không phải ai làm Yatsuhashi cũng đều ngon cả. Để làm ra được những chiếc bánh xinh xắn và có hương vị hoàn hảo. Một người thợ phải theo học nghề từ rất sớm và phải mất 3 – 5 năm rèn luyện mới có thể coi là “có nghề” được.

Có gì đặc biệt ở bánh Yatsuhashi?

Yatsuhashi được làm từ bột gạo nếp, đường và quế, áo ngoài; bằng bột đậu tương được người Nhật dùng cho những ngày Tết, lễ hội. Có hai dạng phổ biến là Nama Yatsuhashi dẻo mềm hình tam giác và Yatsuhashi dạng bánh quy. Cả hai loại Yatsuhashi đều được làm theo các bước sau: Gạo nếp vo sạch, ngâm vài giờ, sau đó nấu chín thành xôi. Những hạt xôi dẻo, trắng tinh sau đó được cho vào cối đá, dùng chày gỗ giã mịn. Một chút đường và một chút bột quế được trộn vào trong quá trình giã. Với loại Yatsuhashi cần nướng, khối bột nếp chín được cán mỏng. Cắt thành từng miếng hình chữ nhật dài, đặt lên khuôn và nướng giòn.

Ngày nay, ngoài nhân đậu đỏ, Yatsuhashi còn rất chế biến từ rất nhiều hương vị phong phú khác. Vỏ bánh cũng được “cách tân” thành nhiều màu sắc hấp dẫn. Các hương tiêu biểu có thể kể đến như đào (もも), táo(りんご), hồng(かき), dâu tây(いちご)và xoài. Thế nên, nếu là người yêu thích trái cây thì Yatsuhashi chắc chắn là món ăn bạn không thể bỏ qua.

Thưởng thức Yatsuhashi như thế nào

Yatsuhashi cực kì phổ biến tại Kyoto
Yatsuhashi cực kì phổ biến tại Kyoto

Yatsuhashi cực kì phổ biến tại Kyoto. Bạn có thể mua được Yatsuhashi ở hầu khắp các cửa hàng trong khu vực. Món bánh này cũng xuất hiện nhiều tại các cửa hàng trong sân bay. Bởi nó đã trở thành một thức đại diện không chỉ cho Kyoto mà tiêu biểu cho nghệ thuật ẩm thực của xứ sở anh đào.  Bên cạnh hương vị thơm ngon đặc biệt khó cưỡng. Yatsuhashi hấp dẫn du khách bởi giá thành khá vừa túi. Tuy tùy nơi có thể chênh lệch đôi chút (ví như Yatsuhashi mua tại sân bay giá phải khác Yatsuhashi mua tại chính Kyoto). Nhưng nhìn chung rất phải chăng và ai cũng có thể mua được. Tại Arashiyama, giá một hộp Yatsuhashi nhỏ vào tầm 540 yên (~110000 VND), hộp lớn vào tầm 1080 yên.

Có một lưu ý nhỏ chính là khi mua Yatsuhashi nhất định phải xem kĩ hạn sử dụng. Vì đây là thức làm từ bột cũng đậu nên hạn sử dụng thường không dài. Có nhiều du học sinh thường muốn mua Yatsuhashi về cho gia đình bạn bè thưởng thức. Mà không xem ki hạn sử dụng để bánh quá hạn không ăn được sẽ rất phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *