Lễ hội Dương Lôi (Bắc Ninh) gắn liền với nhiều di tích lịch sử quốc gia

Lễ hội Dương Lôi (Bắc Ninh) gắn liền với nhiều di tích lịch sử quốc gia

Lễ hội truyền thống của làng bắt đầu vào tháng 2 âm lịch hàng năm, là hoạt động văn hóa tâm linh cộng đồng tiêu biểu, thể hiện lòng biết ơn của người dân nơi đây đối với vua Lí. Thời gian tổ chức lễ hội đã được rút ngắn, nhiều phong tục tập quán rườm rà, không đúng đã bị hủy bỏ nhưng những nghi lễ cốt lõi mang giá trị văn hóa tâm linh vẫn được giữ lại. Lễ hội làng Dương Lôi là sự kiện văn hóa tâm linh cộng đồng tập trung, tiêu biểu, thể hiện truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá. Đó là điều đáng học hỏi từ triều đại nhà Lí – một triều đại vàng trong lịch sử của nền văn minh nước ta bao đời nay.

Nghi thức tế lễ trong đình uy nghiêm, long trọng

Làng Dương Lôi thuộc phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội làng Dương Lôi được tổ chức từ cách đây hàng nghìn năm để tưởng nhớ, tôn vinh bà Phạm Thị – người sinh vua Lý Thái Tổ, khai sáng vương triều Lý ở thế kỷ XI. Dân làng đã lấy ngày sinh của vua Lý Công Uẩn (12-2 âm lịch) mở hội làng. Ngày xưa, lễ hội Dương Lôi tổ chức rất to và kéo dài gần chục ngày. Đặc biệt nghi thức tế lễ ở trong đình rất uy nghiêm, long trọng. Còn tục lệ rước thì rất đông và hoành tráng, đoàn người kéo dài hàng nửa cây số, suốt từ Đền về Đình (Với ý nghĩa “nhà Vua đón mẹ về dự hội” !

Làng Dương Lôi thuộc phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 
Dương Lôi hiện còn di tích mộ thân phụ, thân mẫu bà Phạm Thị ở cánh đồng Miễu

Dương Lôi hiện còn di tích mộ thân phụ, thân mẫu của bà Phạm Thị ở khu vực cánh đồng Miễu (dân làng gọi là mộ tổ), di tích chùa Minh Châu, chùa Cha Lư, đền Lý Thánh Mẫu… Ngoài ra, còn một số tài liệu khắc trên đá, chuông đồng, trên giấy. Qua nhiều năm, cụm di tích đình, đền, chùa làng Dương Lôi vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích thời Lý cùng các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng, lễ hội…

Ngày khai hội, người dân trong thôn tổ chức nghi lễ. Rước Đức Thánh Mẫu và 8 vị Vua triều Lý từ Đền Miễu về Đình. Đoàn rước gồm 24 bộ phận với khoảng 1000 người. Trong đó đông nhất là con cháu thuộc dòng họ Phạm. Các lễ hội truyền thống của làng Dương Lôi đã được khôi phục qua nhiều hoạt động văn hóa tinh thần tiên tiến, mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa của làng bao lâu nay.

Nghệ thuật đánh trống làng Dương Lôi

Sau nghi lễ rước là các hoạt động tế lễ, dâng hương. Phần hội được tổ chức phong phú, sôi nổi. Với các hoạt động giao lưu văn hóa, thơ ca, thư pháp, giới thiệu sách, hát Quan họ. Thi đấu thể thao cùng nhiều trò chơi dân gian như: chọi gà, đấu vật…

Sau nghi lễ rước là các hoạt động tế lễ, dâng hương
Qua nhiều năm, cụm di tích làng Dương Lôi vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích thời Lý

Về trống và nghệ thuật đánh trống của làng Dương Lôi trong lễ rước và tế lễ có nhiều nét độc đáo. Mặt trống lớn, đườg kính rộng tới 1m. Trống cao khoảng 1m50. Người đánh trống khai hội theo nghi thức. Đánh trống vừa tiến ba bước, lùi hai bước rồi múa các vũ đạo. Quay tơ, tráng siêu và tuốt gươm. Chiêng đánh trở ra. Lên một bước, xuống một bước, cứ ba tiếng trống lại ba tiếng chiêng.

Trống đi ở phía trái đoàn rước, ở trước và ở sau, chiêng đi giữa. Khi rước xong tiến hành tế lễ. Chủ tế là quan đám do làng cử. Làm nhiệm vụ thắp hương thờ thánh trong cả năm. Người tham gia ra tế cũng do làng chọn cử. Đó là các vị chức sắc, trong sạch, vợ chồng song toàn. Tất cả 28 người vận mũ văn, áo thụng, đi hia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *