Lễ hội Đống Đa lễ hội tưởng nhớ vua Quang Trung

Lễ hội Đống Đa lễ hội tưởng nhớ vua Quang Trung

Lễ hội Đống Đa lễ hội để tưởng nhớ vua Quang Trung và chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Đây là lễ hội thường diễn ra hàng năm ở Bình Định. Lễ hội này nhằm tưởng nhớ vế cuộc khởi nghĩa Tây Sơn hào hùng và những vị tướng giỏi đã đánh đuổi quân Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. Ngoài ra lễ hội còn là dịp để người dân đất võ Bình Định thể hiện tinh thần chuộng võ của họ. Những màn biểu diễn võ thuật đặc sắc luôn là nội dung không thể thiếu trong lễ hội này. Chính vì vậy mỗi dịp xuân về là hàng ngàn người tụ tập ở huyện Tây Sơn để cùng nhau tranh tài. Đây chính là một nét đẹp văn hóa Việt Nam mà chúng ta nên gìn giữ. Hôm nay mời các bạn theo chân chúng tôi để xem thử lễ hội này có gì độc đáo nhé.

Nguồn gốc Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn (Bình Định)

Vào ngày 28/12/2016, UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý duyệt Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 228 năm từ ngày chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 2017) diễn ra. Từ đó hàng năm cứ vào dịp đầu xuân, người dân quanh vùng lại đổ về điện Tây Sơn. Điện nằm tại thôn Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn tham dự lễ hội Đống Đa. Lễ hội được tổ chức vào các ngày 4 và 5 tháng Giêng âm lịch. Mục đích để tưởng nhớ các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn. Đặc biệt người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), đánh thắng 29 vạn quân Thanh xâm lược thu non sông về một mối cách đây 231 năm.

Lễ hội tưởng nhớ vế cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
Lễ hội tưởng nhớ vế cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

Chương trình của lễ hội Đống Đa

Tuy chương trình lễ hội chính thức diễn ra vào ngày mồng 5. Nhưng trong buổi chiều ngày mồng 4 có diễn ra các nghi thức lễ tế cổ truyền tại điện Tây Sơn. Nên ngay từ trưa nơi đây đã rộn ràng không khí lễ hội với khách vãng lai và một khu vực rộng lớn rợp trời cờ lọng, nghi trượng…

Trong những năm gần đây nhất là từ năm 2009. Dịp kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Phần lễ tế gồm dâng hoa và dâng hương tại tượng đài Quang Trung phía trước Bảo tàng và tại điện thờ Tây Sơn. Lễ đã được tỉnh chỉ đạo tổ chức theo nghi thức truyền thống có kết hợp với dàn trống dân tộc và nền nhạc hiện đại. Trong đó có 9 trống sấm tượng trưng cho Tây Sơn tam kiệt cùng 6 văn thần võ tướng được thờ bên trong điện Tây Sơn.

Nghi thức lễ hội

Trong không khí trang nghiêm của nghi thức dâng hương được phụ họa bởi dàn trống trận hào hùng. Bài chiếu lên ngôi của Nguyễn Huệ được tuyên đọc như gọi hồn khí thiêng sông núi.  Giúp khách phó hội có cảm giác phấn chấn như được hòa nhập vào một vùng địa linh nhân kiệt nhuốm đầy hào khí non sông. Qua ngày mồng 5, tuy các chương trình có thay đổi hàng năm. Nhưng dường như lúc nào cũng có phần ôn lại lịch sử truyền thống hào hùng của nghĩa quân Tây Sơn. Cùng với cuộc tiến công thần tốc đại phá quân Thanh. Và màn biểu diễn võ thuật, trống trận Tây Sơn và thao diễn trận pháp…

Màn biểu diễn võ thuật
Màn biểu diễn võ thuật

Các tiết mục đặc sắc của lễ hội

Nếu tiết mục võ thuật Tây Sơn đã từng làm mê mẫn người xem. Với các bài quyền như “Lão mai độc thọ”, các bài roi như “Tấn nhất ô du”. Thì tiết mục nhạc võ cũng hút hồn người xem với tiết mục đánh trống bộ. Bộ trống gồm 12 chiếc trống lớn nhỏ khác nhau. Chúng được truyền nhân đời thứ 9 trong một gia đình truyền thống đánh trống Tây Sơn biểu diễn. Với màn “Song thủ đã thập nhị cổ”. Bằng đôi tay thần diệu cùng các động tác nhuần nhuyễn. Người võ sĩ – nghệ sĩ đã khéo vận dụng không chỉ đôi bàn tay mà còn cả cổ tay; khuỷu tay, cánh tay tác động lên tang trống, vành trống và thân trống. Để tạo nên một tổng hợp âm thanh hùng tráng.

Cảnh diễn trận chiến Đống Đa cũng hấp dẫn không kém với qui mô và địa thế. Nó được dàn dựng công phu, huy động cả ngàn người vào cuộc thao diễn. Với chiêng trống, cờ xí, đồn lũy, trang phục, voi trận… y như thật. Đã thực sự làm sống lại khí thế hào hùng của nghĩa quân Tây Sơn năm xưa. Ngoài nghi lễ truyền thống, phần hội gồm nhiều hoạt động văn hóa dân gian. Với sự tham gia của các dân tộc Kinh, Ba-na, Chăm… Như diễn tấu cồng chiêng, ca kịch bài chòi, thi đấu võ cổ truyền; đua thuyền nan trên bến Trường Trầu… Tất cả đã đem lại cho người phó hội nhiều sự phấn khích và niềm vui trong những ngày đầu xuân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *