Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ: Nơi giao thoa giá trị tâm linh văn hóa

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ: Nơi giao thoa giá trị tâm linh văn hóa

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ là 1 trong những lễ hội lớn nhất của người dân vùng Kim Sơn, để các hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, sở đề nghị UBND huyện xây dựng kế hoạch hướng dẫn các ngành chức năng, các xã, thị trấn phối hợp thực hiện. Có thể thấy, lễ tế đềnhàng năm, ngoài yếu tố tâm linh của hoạt động tế lễ, đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia; đó là làn điệu ca trù độc đáo, mang nhiều giá trị nhân văn.

Từ đó đến nay, nơi này đã nhiều lần được tu bổ, sửa chữa bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa. Cơ sở vật chất được cải thiện đã đóng góp quan trọng cho việc người dân ở đây có đủ điều kiện tổ chức lễ hội hàng năm.

Tất cả 3 ngôi đền đều là di tích lịch sử cấp quốc gia

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ là lễ hội lớn nhất của cư dân huyện mới ven biển Kim Sơn tỉnh Ninh Bình để ghi nhớ công ơn của Doanh điền Nguyễn Công Trứ – người đã chiêu dân khai hoang lấn biển lập ra huyện Kim Sơn (núi vàng) của Ninh Bình và Tiền Hải (biển bạc) của Thái Bình. Lễ hội diễn ra từ ngày 14 tháng 11 đến 16 tháng 11 âm lịch hàng năm để tưởng niệm ngày mất của ông. Đền thờ Nguyễn Công Trứ nằm bên quốc lộ 10, cách thị trấn Phát Diệm 2km, thuộc xã Quang Thiện, Kim Sơn.

Tất cả 3 ngôi đền đều là di tích lịch sử cấp quốc gia
Đầu thế kỷ 21 thì tượng ông mới hoàn thành và rước về 3 đền
  • Đền thờ Nguyễn Công Trứ ở Ninh Bình, Thái Bình và Hà Tĩnh đều có điểm chung là được nhân dân xây dựng từ khi ông còn sống nhưng mãi tới những năm đầu thế kỷ 21 thì tượng ông mới hoàn thành và rước về 3 đền.
  • Phần lễ: Dâng hương tại đền thờ Nguyễn Công Trứ xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn. Thường có sự tham gia của nhiều làng trong huyện Kim Sơn. Điều độc đáo là lễ hội có sự tham gia của cả người lương và giáo với những nghi thức khác nhau.
  • Phần hội: Tổ chức trò chơi đua thuyền trên nhánh sông Vạc. Một đặc trưng của lễ hội cư dân đồng bằng ven biển. Phần hội còn có phần thi hát ca trù. Loại hình dân ca liên quan nhiều đến Nguyễn Công Trứ.

Thiết kế ngôi đền

Đền kiến trúc theo kiểu chữ Đinh (Hán tự). Tiền đường 5 gian, Chính cung 3 gian. Bên tả, bên hữu của Tiền đường có 2 cột đồng trụ. Bên trong Tiền Đường có hương án, giá trống, giá chiêng. 3 bức đại tự là tấm lòng thành kính và ngưỡng mộ của nhân dân huyện Kim Sơn đối với Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ.

Đền kiến trúc theo kiểu chữ Đinh (Hán tự)
Gian giữa của Chính Cung để bàn thờ Nguyễn Công Trứ

Gian giữa của Chính Cung 3 gian là nơi để bàn thờ. Trên bàn thờ có một bát hương bằng men sứ trắng. Cao 40cm, họa tiết màu xanh thẫm vẽ hình lưỡng long chầu nguyệt. Tương truyền, đây là bát hương cổ rất quý có từ đời nhà Trần. Hai gian bên của Chính Cung là hai bàn thờ. Để bài vị lớn thờ 62 cụ chiêu mộ. Nguyên mộ có công khẩn hoang cùng Doanh điền sứ.

Theo ông Trần Quốc Việt, Thủ từ đền thờ Nguyễn Công Trứ cho biết. Đền không đặc biệt về mặt kiến trúc. Mà độc đáo ở chỗ được xây dựng từ khi ông Nguyễn Công Trứ vẫn đang còn sống. Tiền thân của ngôi đền là căn nhà ba gian của ông ngự tại ấp Lạc Thiện. Đây là nơi để ông đi về và làm việc trong suốt quãng thời gian sống tại Kim Sơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *