Lễ hội Đâm trâu, bản sắc văn hóa Tây Nguyên

Lễ hội Đâm trâu, bản sắc văn hóa Tây Nguyên

Lễ hội Đâm trâu hay còn gọi là “Lễ ăn trâu”, đây là một lễ hội lớn của người dân Tây Nguyên. Đây là lễ hội thể hiện lòng biết ơn của nhân dân với thần linh của họ. Trong quan niệm của các dân tộc Tây Nguyên thì thần linh là người giúp họ mưa thuận gió hòa, bảo vệ họ trước mọi nguy hiểm. Chính vì vẫy cứ mỗi năm sau mùa rẫy họ lại tổ chức lễ hội Đâm trâu.

Lễ hội thường tổ chức vào tháng ba hoặc tháng tư âm lịch. Nó là lời cảm tạ thần linh đồng thời cũng là dịp để dân làng tụ tập ăn mừng một năm canh tác thuận lợi. Chính vì vậy lễ hội luôn bao gồm hai phần vô cùng quan trọng đó là lễ và phần hội riêng biệt. Hôm nay hãy cùng chúng tôi đến Tây Nguyên để khám phá lễ hội đặc sắc này nhé.

Nguồn gốc của lễ hội đâm trâu của đồng bào Tây Nguyên

Theo truyền thuyết của đồng bào Tây Nguyên, con trâu là biểu tượng của tín ngưỡng vật tổ. Đồng bào “ăn trâu” để tạ ơn thần linh; để được tổ chức vui chơi và cũng để khẳng định uy tín, danh vọng của gia đình, buôn làng. Lễ hội đâm trâu thường diễn ra vào lúc nông nhàn. Khi đó, mọi người vui chơi, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho mùa rẫy mới.

Lễ hội đâm trâu diễn ra như thế nào?

Đầu tiên dựng nêu, cây nêu được xem là lễ đài của buổi lễ
Đầu tiên dựng nêu, cây nêu được xem là lễ đài của buổi lễ

Nghi lễ thực hiện trước buổi lễ

Đầu tiên dựng nêu, cây nêu được xem là lễ đài của buổi lễ. Vì thế, nó không những phải cao vút, bề thế mà còn phải trang nghiêm, đầy chất huyền thoại. Cây nêu được làm bằng cây tre, được kết bằng lá cây non, cây sra. Trên ngọn còn được treo một con Phượng Hoàng làm bằng gỗ được tô nhiều màu. Trên thân cây nêu luôn đủ các hình: tổ ong, chim én, hình người, xâu lục lạc,…

Nghi lễ thực hiện trong buổi lễ

Gà gáy báo sáng cũng là lúc người ta gọi “Thần lúa” và hát khóc trâu để vỗ về, an ủi, tiễn biệt con vật yêu quý trước khi làm lễ hiến sinh. Trong lúc đó, thầy cúng lấy một chiếc nồi đồng đem ra đặt ở trước nhà. Thầy cúng sẽ đứng hai chân trên miệng nồi rồi làm phép cúng vái. Trời vừa tản sáng, người ta mang một ché rượu nhỏ giết một con gà để cúng hồn trâu. Một thanh niên nhanh nhẹn, thông minh và lực lưỡng nhất được cử ra để nhận lãnh trách nhiệm đâm trâu.

Anh chạy theo con trâu quanh cột cây nêu, tay cầm con dao Kgã, vừa chạy vừa múa dao. Thừa lúc thuận tiện anh cầm chém đứt khuỷu chân trái sau con trâu. Bị đau, con vật lồng lộn chạy bằng ba chân. Anh rượt theo, vừa múa dao, thừa lúc thuận tiện nhất anh chém tiếp chân phải của nó. Con vật ngã khuỵu hai chân sau, lết quanh chân cây nêu. Lúc bấy giờ anh mới dùng cây giáo dài, vừa múa vừa chạy theo để đâm mạnh vào sườn con trâu trong tiếng reo hò cổ vũ của mọi người tham dự.

Thịt trâu được xẻ ra và chia đều cho mọi người trong làng
Thịt trâu được xẻ ra và chia đều cho mọi người trong làng

Kết thúc buổi lễ

Con trâu vừa chết, thầy cúng mang sẵn chiếc nồi đồng to tướng trong đó có chứa ít rượu đem đặt ngay cạnh vết thương con vật để hứng lấy máu. Máu hòa với rượu để cúng Giàng (thần). Người thầy cúng còn cắt một tí tai, mũi, mắt và lông đuôi con trâu rồi lấy máu bôi vào hai que tre xin keo. Sau đó, thầy cúng đem những thứ đó vào nhà làm lễ và đặt hai que tre lên mái nhà. Thịt trâu được xẻ ra và chia đều cho mọi người trong làng. Mọi người cùng ăn uống múa hát cho đến tận hôm sau.

Ý nghĩa của lễ hội Đâm trâu

Lễ hội Đâm trâu toát lên đầy đủ nhất những sắc thái đặc trưng văn hóa của người dân nơi đây; thể hiện tính cộng đồng trong sự cộng hưởng: cầu mùa, cầu an, cầu phúc. Là biểu tượng sinh hoạt văn hoá dân gian nổi bật nhất, mang tính tổng hợp cao; trở thành một nghi lễ độc đáo trong các ngày hội của buôn làng như lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *