Đến vùng đất An Giang, bạn sẽ được thưởng thức những món ngon đặc sản nào?

Những món ăn tại An Giang luôn có hương vị khác biệt

An Giang là tỉnh thành thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Cũng tại vùng đất này có rất nhiều món ăn đa dạng, phong phú. Lý do xuất phát từ việc An Giang là mảnh đất có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cư trú và sinh sống như người dân tộc Chăm, người Hoa, người Khmer…Cũng bởi sự đa dạng của nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại sở hữu nét đẹp văn hóa ẩm thực riêng, tựu chung lại đã mang đến cho vùng đất An Giang một nền ẩm thực không hề bị trộn lẫn. Thậm chí nhiều du khách còn phải công nhận rằng, An Giang chính là mảnh đất hội tụ đầy đủ vẻ đẹp ẩm thực của vùng Tây Nam Bộ. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ mách cho các bạn danh sách những món ngon đặc sản An Giang nổi tiếng.

Món cháo bò Tri Tôn

Cháo bò Tri Tôn là món đặc sản nức tiếng được nấu bằng gạo lúa mùa “sóc Khmer” thơm, dẻo cùng với nước thốt nốt tạo ra một nét đặc trưng riêng. Nó có vị ngọt đậm đà, thơm ngon, đặc biệt muốn hương vị đậm đà, bạn nên dùng với trái trúc (trái này giống như trái chanh nhưng nồng và the hơn nhiều, một loại trái đặc hữu của vùng sơn địa Tịnh Biên và Tri Tôn). Có thể nói trái trúc là “phần hồn” của tô cháo bò, dư vị chua thanh của nó sẽ thấm vào tô cháo và từng miếng thịt khiến cho người thưởng thức cảm thấy ngất ngây.

Bún cá Châu Đốc

Món bún cá có hương vị cay nồng và màu sắc ấn tượng
Bún cá vốn là món ăn đặc sản nổi tiếng ở An Giang

Bún cá vốn là món ăn đặc sản nổi tiếng ở An Giang cũng như một số tỉnh miền Tây. Món ăn này được bán ở nhiều nơi nhưng ngon nhất là ở Châu Đốc, Long Xuyên và Tân Châu. Bún cá ở An Giang thường có màu vàng hấp dẫn của nghệ, mùi thơm nhẹ của củ ngải bún cùng nước dùng đậm đà, miếng thịt của cá lóc đồng chắc nịch, ăn một lần nhớ cả đời. Tất cả những hương vị, nguyên liệu tuyệt vời đã làm nên tô bún cá Châu Đốc trứ danh. Thực khách phương xa hay các tín đồ ẩm thực đều biết đến món bún đặc biệt này.

Món bò leo núi Tân Châu

Bò leo núi Tân Châu là một món ăn được chế biết một cách khác lạ, thịt bò được tẩm ướp các gia cần thiết sau đó được nướng trên một chiếc vỉ không bằng phẳng, ở giữa vỉ lại nhô lên như hình một quả núi chứ không phải phẳng như bạn vẫn thấy, do vậy nó có tên là “bò leo núi”. Đầu tiên thịt được ướp bằng trứng gà tươi được khuấy đều. Cho một miếng mỡ heo thật to lên trên vỉ được bắc trên bếp than hồng, khỏa đều. Mỡ heo tan ra, sau đó để từng miếng thịt bò lên và phết 1 ít bơ vàng óng lên trên đó. Trứng và bơ hòa quyện thấm vào thịt thơm lừng, ngọt lịm.

Món bò bảy món Núi Sam

Bò bảy món Núi Sam là một món đặc sản của nổi tiếng của An giang níu chân du khách khi đến với vùng Châu Đốc. Bò ở vùng Bảy Núi nổi tiếng là thịt săn chắc và béo ngọt, dó đó những món ăn từ bò cũng rất được chú ý. Đi dọc trên đường dưới chân núi Sam, du khách sẽ không khỏi bị hấp dẫn bởi các quán ăn treo biển hiệu “thịt bò bảy món” với các món tiêu biểu như: Lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo bò, bò khìa bánh mì, bò xào lá giang, bò lúc lắc và bò bít tết… Thịt bò vừa mềm vừa ngọt lại được chế biến hấp dẫn đảm bảo đặc trưng riêng mà không thể nào cưỡng lại được.

Bún nước kèn Châu Đốc

Bún nước kèn là sự biến tấu giữa bún cá và bún cà ri. Món bún nước kèn cũng được nấu bằng nước cốt dừa. Đúng ra tên đầy đủ là bún nước kèn dừa, người dân gọi tắt là bún nước kèn. Đây là một món ăn dân dã, đặc biệt chỉ có ở Kiên Giang và Châu Đốc (An Giang).

Các công đoạn nấu bún nước kèn rất công phu, nhất là khâu chế biến cá lóc. Cá phải được làm sạch, luộc chín, vớt ra, để nguội rồi lấy thịt, bỏ xương, sau đó xào với hành tỏi, bột cà-ri và các gia vị đặc biệt khác. Nước lèo để ăn món bún này là một hỗn hợp bao gồm nước luộc cá lóc, nước cốt dừa, tôm khô, lạc, củ hành và rất nhiều gia vị bí truyền của người nấu. Bún được sử dụng trong món ăn này là bún tươi sợi nhỏ

Đặc sản cá heo sông Hậu

Cá heo sông Hậu cũng là một mắn ăn đặc sản nổi tiếng An Giang khiến nhiều thực khách mê mẩn. Cá heo là những con cá mình dẹp, bự nhất cỡ 3 ngón tay người lớn, dài chừng một tấc. Thân cá màu xanh đen, đuôi vi kỳ cá màu đỏ cam đẹp mắt. Khi lặn dưới nước, người ta nghe tiếng chúng kêu éc éc và khi bị bắt lên bờ chúng giẫy giụa cũng phát ra âm thanh giống tiếng heo kêu nên người dân lưu vực sông Hậu đặt tên chúng như vậy.

Cá heo được chế biến thành bốn món. Giản tiện nhất là cá heo nướng. Bếp than với cái vỉ nhôm được đặt trên mặt bàn. Những con cá heo tươi xanh tuần tự gắp để trên vỉ nhôm dưới sức nóng của than đước tỏa mùi đặc trưng mà bếp gas không có được. Trở mặt cá lần nữa, trong chốc lát màu sắc đẹp của cá trở thành màu vàng rộm tỏa mùi thơm nức.

Món đặc sản gà hấp lá trúc

Đến An Giang bạn nhất định hãy thử món gà hấp lá trúc
Gà hấp lá trúc là món ăn có hương vị thơm ngon khó cưỡng

Gà hấp lá trúc là một món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất An Giang. Gà sau khi được chọn lựa kỹ càng và tẩm ướp gia vị sẽ được đem đi hấp. Một công đoạn không thể thiếu là lót một lớp lá trúc phía dưới gà. Đợi khoảng 30 đến 40 phút đến khi gà chín sẽ rắc thêm một lớp lá trúc được sắc nhuyễn lên trên nữa. Gà khi ăn được xé nhỏ trộn với bắp chuối. Nó vừa ngon lại không khiến cho người ăn bị ngấy. Món ăn này mang đến cho thực khách cảm nhận được vị ngọt mềm của thịt, vị béo dai của da gà tơ hoà quyện với hương vị nồng the của lá trúc, ngọt chát của bắp chuối, cay cay của muối ớt.

Đặc sản gỏi sầu đâu

Gỏi sầu đâu là món ăn của người Campuchia, món ăn này du nhập vào Việt Nam thông qua những gia đình người Khmer sống ven biên giới Việt Nam ở các tỉnh như An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu. Sầu đâu hay còn được gọi là “sầu đông” hoặc “cây xoan”. Loại cây này mọc rất nhiều ở các tỉnh như An Giang, Kiên Giang.

Cây sầu đâu mọc ở miền Tây có hoa màu trắng xanh; lá màu xanh vị đắng nhưng chứa nhiều vị thuốc tốt. Còn cây sầu đâu mọc ở miền Trung hoa màu tím, đặc biệt lá độc không ăn được. Gỏi sầu đâu có vị đắng đặc trưng của lá sầu đâu kết hợp với vị mặn của khô cá sặc cùng với một số loại khác như thơm, dưa leo, xoài sống tạo nên một món ăn tuy dân dã nhưng rất tinh tế. Vị đắng của rau sẽ bị thay thế bởi vị ngọt thanh khi bạn nhai thật kỹ và chậm.

Lẩu mắm Châu Đốc

Lẩu mắm Châu Đốc là một món ăn đặc sản nổi tiếng của An Giang. Thành phố Châu Đốc được mệnh danh là vương quốc mắm. Lý do vì hầu hết các chợ trong vùng đều có một khu dành riêng bán các loại mắm. Đặc trưng của lẩu mắm là sự kết hợp chưng cất giữa nước dừa với món cá linh ở vùng Châu Đốc An Gian. Mùi vị của nó không hề khó chịu, đặc biệt nhờ nước dừa và vị nước xương hầm thơm ngậy. Du khách không hề khiến bạn cảm thấy có mùi như tên gọi vốn có của nó là lẩu mắm. Lẩu mắm là một trong những đặc sản của người miền Tây. Món lẩu chỉ thực sự ngon khi nước lẩu được chế biến từ mắm cá linh; hay mắm cá sặc Châu Đốc, An Giang.

Đặc sản tung lò mò

Tung lò mò hay còn gọi là lạp xưởng. Đây là món ngon độc đáo của cộng đồng người Chăm ở An Giang. Trong tiếng Chăm, tung lò mò có nghĩa là lạp xưởng bò (được làm từ thịt bò, đa số người Chăm theo đạo Hồi, không ăn thịt lợn). Thịt bò được lựa chọn kỹ càn theo tỷ lện 2 thịt 1 mỡ. Sau đó họ trộn đều hỗn hợp thịt với hạt tiêu, tỏi, bột ngọt, đường cùng một vài loại gia vị bí truyền. Món tung lò mò có hai loại là chua và không chua. Để nó trở thành món ngon độc đáo, người Chăm còn cho vào đó một nguyên liệu đặc biệt là cơm nguội. Cơm nguội khi được lên men có vị chua lạ miệng cho người ăn.

Món tung lò mò có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh
Tung lò mò còn được biết đến với tên gọi khác là lạp xưởng

Món lía Tân Châu

Con lía chính là con hến theo cách gọi của người dân tộc Chăm ở An Giang. Con lía được người dân bắt dưới sông mang lên. Họ ngâm cho ra hết đất, sau đó rửa lại thật kỹ với nước mới đưa vào chế biến. Nó được chế biến thành các món như: lía xào tỏi, lía luộc xả, lía phơi… Món lía xào với tỏi thường được ưa chuộng hơn cả, nó rất thơm ngon và đậm vị. Phần nước dùng trong lía được chảy ra nên khi xào thịt lía có vị ngọt rất ngon.

Để có một đĩa lía xào ngon, không thể không có nước chấm. Dù đã ăn khá nhiều quán, nhưng không nơi nào làm ngon bằng nước chấm của mẹ. Nước chấm me ưng phải đặc kẹo một tí, đường, me chua, nước mắm cho vào phải phù hợp. Nếm thử phải có vị ngọt thanh, vị chua của me không được át mùi của nước mắm.

Gợi ý một số món đặc sản nổi tiếng khác

Ngoài ra khi đến với An Giang bạn còn có thể bắt gặp rất nhiều món ăn nổi tiếng khác. Ví dụ như: Xôi phồng chợ Mới, Thốt nốt ướp lạnh, Mắm Châu Đốc, Cơm bò nướng An Giang, Chuột đồng nướng muối ớt, Canh chua bông điên điển, Cá rô mề kho rau răm, Cá lóc nướng trui, Bọ cạp An Giang, Bánh bò thốt nốt An Giang, Cơm tấm Long Xuyên, Bánh canh bò viên Bảy Núi, Bánh Canh Vĩnh Trung Tịnh Biên, Bánh xèo Núi Cấm, Gỏi đu đủ đâm Tri Tôn, Ếch kẹp nướng Tri Tôn, Bánh tằm bì Tân Châu, Bọ Rầy Bảy núi, Xôi xiêm Châu Đốc, Bánh phồng cá linh, Cơm Nị- Cà Púa An Giang, Bánh Chăm An Giang, Cà Na Đập An Giang, Khô rắn An Phú, Mây Gai An Giang…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *