Bầu 3 tháng giữa nên ăn gì để con phát triển nhanh và hoàn thiện

Bầu 3 tháng giữa nên ăn gì để con phát triển nhanh và hoàn thiện

Nếu như 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ phải chịu sự hành hạ của những cơn ốm nghén, ăn uống không ngon miệng, thì 3 tháng giữa là giai đoạn thích hợp để mẹ bổ sung những dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát triển, đồng thời, cải thiện sức khỏe cho mẹ. Vậy bầu 3 tháng giữa nên ăn gì? Cần bổ sung những dưỡng chất nào để con phát triển tốt nhất?

Từ tuần 14 – tuần 27 của 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn phát triển mạnh của bé cả về hình dạng cơ thể lẫn kích thước não bộ. Chính vì vậy, chế độ ăn uống của mẹ trong 3 tháng giữa thai kỳ là cực kỳ quan trọng giúp cho cả mẹ và bé có một sức khỏe tốt nhất. Sau đây là chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ mà mẹ cần bổ sung để nuôi con được tốt nhất.

Mẹ bầu 3 tháng giữa tăng bao nhiêu cân là đủ?

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ nên đạt mức tăng từ 0,5 – 1kg một tuần. Đương nhiên, không phải toàn bộ số cân này sẽ vào con mà việc mô ngực phát triển, lượng nước ối tăng lên, nhau thai, cơ tử cung phát triển và mẹ béo lên cũng góp phần làm tăng cân. Hầu hết phụ nữ mang thai cảm thấy khá thoải mái trong giai đoạn giữa thai kỳ vì không còn ốm nghén và em bé cũng chưa đủ lớn để khiến mẹ thấy nặng nề. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ lơ là chế độ ăn uống hợp lý, tăng cân quá nhiều trong giai đoạn này có thể khiến mẹ gặp những biến chứng thai kỳ nguy hiểm.

Mẹ bầu 3 tháng giữa tăng bao nhiêu cân là đủ?
Mẹ bầu 3 tháng giữa tăng bao nhiêu cân là đủ?

Bầu 3 tháng giữa nên ăn gì tốt cho mẹ và con?

Bổ sung hàm lượng đạm cần thiết

Trong giai đoạn này, mẹ chỉ cần bổ sung thêm 340 calo mỗi ngày nhưng không phải lấy từ các loại đồ ăn nhanh. Từ tháng thứ 4 trở đi, cả mẹ và con đều cần được cung cấp thực phẩm chất lượng cao, nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Protein sẽ giúp tạo ra mô mới để cơ thể bé phát triển hoàn thiện các bộ phận, tăng khoảng 1kg và 16cm. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên bổ sung từ 75 – 100g protein mỗi ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ. Thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, trứng, sữa là những nguồn cung protein tốt nhất. Ngoài ra, các loại hạt như đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa lượng protein khá dồi dào.

Tăng cường carbohydrate cần thiết

Carbohydrate chủ yếu cần bổ sung để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động. Đối với phụ nữ mang thai, carbohydrate nên chiếm khoảng 40 – 50% lượng calo hàng ngày. Nhưng thay vì bổ sung carbohydrate bằng cách các loại bánh ngọt đóng sẵn, bà bầu nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ. Vì những loại thực phẩm này không chỉ chứa carbohydrat mà còn giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp mẹ bầu tránh táo bón.

Đảm bảo vitamin và khoáng chất cần thiết

Vitamin và khoáng chất là những chất dinh dưỡng cần bổ sung trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, bà bầu nên chú ý bổ sung canxi và sắt. Canxi cần thiết cho quá trình phát triển hệ thống xương; còn sắt giúp tạo hồng cầu mới cho thai nhi. Theo các chuyên gia, bà bầu trong giai đoạn này cần ít nhất 1000mg canxi và 27mg sắt mỗi ngày. Viên vitamin tiền sản có thể đảm bảo lượng vitamin; và khoáng chất cần thiết này nhưng chất dinh dưỡng từ thực phẩm luôn là tốt nhất.

Bổ sung hàm lượng chất béo đầy đủ

Chất béo là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển não, mắt và hệ thần kinh của bé. Trong thời kỳ mang thai, chất béo nên chiếm 25 – 35% lượng calo hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ phải lưu ý chọn bổ sung những loại chất béo lành mạnh; như axit béo không no hoặc axit béo omega-3. Nguồn cung cấp các loại chất béo này có thể kể đến là cá hồi; cá trích, cá mòi, đậu nành, hạt óc chó,…Bên cạnh đó, bà bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa chất béo bão hòa; vì chúng có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu cũng như nguy cơ mắc bệnh tim.

Bổ sung hàm lượng chất béo đầy đủ
Bổ sung hàm lượng chất béo đầy đủ

Bầu 3 tháng giữa kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, mẹ cũng cần phải tránh ăn một số loại thực phẩm sau:

  • Gia vị cay, nóng: Những gia vị cay nóng như ớt tiêu, hoa hồi, ngũ vị hương, quế,…Không chỉ dễ làm mất nước mà còn khiến sự bài tiết của mẹ kém đi; khiến mẹ rất dễ mắc các bệnh như đau dạ dày, trĩ, táo bón,…Mẹ bầu nếu phải rặn nhiều vì bị táo bón, khiến cho bụng bị nén xuống, thai nhi trong tử cung cũng bị ép theo, sẽ dễ tạo nên những hậu quả xấu như động thai hay sinh sớm.
  • Những đồ uống kích thích và đồ ngọt: Caffein, đồ uống có cồn; có thể dẫn đến các tình trạng như tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn,…Các chất cafein có thể thông qua cuống rốn vào thai nhi làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé. Đối với nước ngọt, cà phê sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cho mẹ.
  • Bột ngọt: Thành phần chủ yếu của bột ngọt là muối sodium glutamate. Do đó nếu mẹ ăn nhiều bột ngọt cũng chính là nạp vào cơ thể nhiều muối; làm tăng nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp, tiền sản giật cho mẹ bầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *