Dân tộc Cơ Tu có hệ ngôn ngữ thuộc nhóm Môn-Khmer. Họ có tập tục “ngủ Duông” khá độc đáo và văn minh. Trai gái Cơ Tu muốn kết hôn bắt buộc phải thực hiện tập tục này để tìm hiểu về đối phương. Điều này giúp họ tìm ra người bạn đời phù hợp nhất với mình. Tập tục này tưởng như lạc hậu nhưng lại rất văn minh vì trong đời sống hôn nhân người Cơ Tu tỉ lệ ly hôn là rất thấp. Điều này đã phần nào minh chứng được sự hành xử văn minh trong đời sống hôn nhân của người Cơ Tu.
Tập tục này có nguồn gốc xuất phát từ đầu? Nó có những quy định đặc biệt như thế nào? Thời điểm nào mới thực hiện tập tục này?… Để trả lời cho những câu hỏi đó hôm nay mời các bạn hãy cùng nhau tham khảo bài viết sau của chúng tôi nhé.
Phong tục “ngủ Duông” của đồng bào Cơ Tu
Đối với người Cơ Tu, hôn nhân là một sự kiện quan trọng. Không chỉ cho gia đình, họ hàng cô dâu, chú rể mà cho cả buôn làng. Nhà trai phải tốn của cải nộp cho nhà gái và tổ chức cưới. Việc lấy vợ phải trải qua các bước nghi thức: Hỏi, đính hôn, lễ cưới. Và sau này, khi đã khá giả thường tổ chức thêm lễ cưới lần nữa. Phổ biến hình thức con trai cô lấy con gái cậu, vợ goá lấy anh hoặc em chồng quá cố. Ở người Cơ Tu còn tồn tại một phong tục mà chỉ ở cư dân này mới có, đó là tục ngủ duông (lướt zướng). Tục ngủ duông là một thông điệp gửi gắm những mối tình trai gái Cơ Tu nên vợ nên chồng. Để hôm nay nó vẫn còn trường tồn mãi với thời gian.
Các điểm độc đáo trong tục “ngủ duông”
– “Ngủ duông” là một tập tục của đồng bào Cơ tu. Đó là dịp để những đôi trai gái chưa có gia đình có cơ hội tìm hiểu về tính cách cũng như lối sống của nhau. Nếu cảm thấy “tâm đầu ý hợp” thì sẽ tiến đến hôn nhân. Theo già làng Alăng Cần (Nguyễn Văn Cần) ở thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng). “Ngủ duông” tiếng Cơ tu gọi là “lướt zướng”. Tầm khoảng tháng 9 – 10 hằng năm, khi đã xong mùa vụ. Nam thanh nữ tú Cơ tu trong làng bắt đầu chọn người mình thích để đi “ngủ duông”. Đó là hình thức trai gái tìm hiểu nhau một cách công khai trong mắt làng bản, không phải giấu giếm, lén lút.
Tập tục trước khi kết hôn của các đôi trai – gái Cơ Tu
Theo luật tục Cơ tu, con trai muốn đi duông với các cô gái thì phải mang lễ vật (hạt cườm, vòng đeo cổ, các vật dụng có giá trị trong đời sống) đến nhà gái để xin phép. Cha mẹ cô gái “đặt đâu thì con ngồi đó”, nghĩa là họ toàn quyền quyết định con gái mình có đi hay không. Bởi một khi cha mẹ cô đã nhận lễ thì dù có không muốn đi nữa; các cô vẫn phải “đi duông” cùng với người con trai đó.
Địa điểm nhà “ngủ duông”
Nhà “ngủ duông” được làm ở nương rẫy, ven suối hoặc ở bìa rừng. Chàng trai nào có điều kiện thì dựng căn nhà tương đối kiên cố có đầy đủ vật dụng không thua gì một ngôi nhà nhỏ trong làng. Nhưng cũng có nhiều chàng trai chỉ chọn cách dựng một cái chòi nhỏ làm bằng cây lá có sẵn trong rừng. Chủ yếu sao che được mưa nắng và mọi người không nhìn thấy.
Thường thì các chàng trai Cơ tu thích “ngủ duông” ở những nơi cách thật xa bản làng, có thể nằm tít tận trong rừng sâu hoặc nằm sát bìa rừng. Dù chọn nơi “ngủ duông” gần hay xa, chàng trai cũng phải thông báo cho già làng biết địa điểm.
Hình thức thực hiện của tục “ngủ duông”
“Ngủ duông” có thể diễn ra trong 5 tối, 10 tối, thậm chí cả tháng. Người con trai, sau khi ngủ duông với một cô gái, thấy không ưng cái bụng, có thể lại mang lễ đến nhà cô gái khác để xin được “ngủ duông”. Có chàng trai “ngủ duông” với rất nhiều cô gái. Và ngược lại, không ít cô gái “ngủ duông” với rất nhiều người con trai trước khi lấy chồng. Nói là ngủ, nhưng với “ngủ duông” không có nghĩa là đến để ngủ, mà là tâm sự, tìm hiểu. Đôi nào thật sự “tâm đầu ý hợp” thì chỉ qua một vài đêm là đi đến hôn nhân chứ không phải tốn công lên rừng “ngủ duông” đến cả tháng trời.
Luật lệ của tục “ngủ duông”
Tuy nam nữ có quyền tự do tìm hiểu nhau qua hình thức “ngủ duông”. Nhưng luật tục Cơ tu cũng quy định rất rõ ràng và rất nghiêm khắc xử lý những trường hợp quan hệ tình dục bừa bãi hoặc có thai trước khi cưới.
Nếu vi phạm những điều cấm kỵ này, tùy mức độ vi phạm; thường thì chàng trai bị phạt rất nặng. Làng bắt chàng trai đó phải mua một con heo trắng; xách ngược 4 chân lên trời đi đến từng nhà một trong làng xin tha tội. Đến nhà nào thì gõ cửa, đặt con heo trắng xuống; vỗ vào mông rồi kể tất cả những việc mà mình đã làm với cô gái đó; rồi xin mọi người trong làng và Giàng tha thứ. Đôi khi chàng trai phải đền bù cho nhà gái nào là ché, chiêng, đồ trang sức quy. Hoặc phải chịu nợ truyền kiếp từ đời này sang đời khác; bị cộng đồng ruồng bỏ không ai tiếp xúc với những con người phạm tục.
Đối với người nữ, nếu xảy ra tình trạng mang thai trước khi cưới sẽ bị đuổi ra khỏi bản làng. Một mình tự sống trong rừng sâu, không được giao tiếp với bất cứ ai.
Đúc kết
Tục ngủ duông của người Cơ Tu là sự hội tụ của những nét đẹp văn hoá đặc sắc. Nó còn bảo lưu nhiều yếu tố truyền thống trong nghi thức đám cưới truyền thống của người Cơ Tu. Và với yếu tố này, vừa phản ánh đặc điểm tộc người; vừa có nghĩa giáo dục cộng đồng về hôn nhân được họ giữ gìn trân trọng từ bao đời. Phong tục mang đậm bản sắc của một cư dân miền núi sống qua ngàn đời mà vẫn tồn tại như nguyên vẹn. Đây là kết quả của ý thức về cội nguồn của cộng đồng dân tộc Cơ Tu.