Yamanashi không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp của núi Phú Sĩ mà nếu có dịp đến đây, bạn nhất định phải thử món Hoto, món mì hầm với rau củ với hương vị vô cùng đặc biệt. Hoto (ほ う と う) là một món ăn có nguồn gốc từ tỉnh Yamanashi và được coi là một biến thể của mì Udon. Món ăn này bao gồm sợi mì dẹt được hầm với các loại rau trong súp Miso. Vì vậy, nhìn chung, Hoto có kết cấu nước súp đặc và sánh hơn.
Thành phần chính của Hoto được làm từ bột mì, nhào và cắt thành những sợi khó làm hơn các loại mì thông thường khác của Nhật Bản. Nước dùng chính là miso, được ninh với các loại rau đặc trưng như bí. Có thể nói nhìn khá giống udon, nhưng với lượng rau tương đối vùng miền và độ sôi lăn tăn, có thể nói Hoto gần giống lẩu hơn. Nước dùng cơ bản là miso, nhưng người nấu có thể sáng tạo bằng cách sử dụng nước tương thay thế. Bên trong thành phố Kofu là nơi có khá nhiều nhà hàng chuyên về Hoto. Vì vậy, nếu bạn đi với số lượng lớn và muốn thưởng thức nhiều loại Hoto thì đây là địa điểm Kofu là địa điểm thích hợp cho bạn.
Lịch sử về sự ra đời của Hoto
Yamanashi, đặc biệt là thủ phủ Kofu, từ xưa đến nay được biết đến với nghề trồng dâu nuôi tằm. Tại đây, những vùng đất truyền thống dành cho cây lúa đã được chuyển thành các trang trại tơ lụa. Bên cạnh đó, khí hậu tại Yamanashi cũng không thích hợp để canh tác lúa. Do nhiệt độ thấp và đất nhiễm lượng lớn tro tàn của núi lửa. Để giải quyết bài toán thiếu lương thực, chính quyền nơi đây đã định hướng cho người dân chuyển sang trồng lúa mì, từ đó nền nông nghiệp lúa mì cũng lan ra toàn tỉnh Yamanashi và các tỉnh lân cận như Nagano, Shizuoka, Saitama, Gunma.
Có giả thuyết khác cho rằng, lãnh chúa Takeda Shingen (1521-1573) là người đã tạo ra món Hoto. Ông cùng quân đội của mình thường dùng món này trước khi ra trận. Vì chứa nhiều chất dinh dưỡng và giúp no lâu. Nhờ uy tín và quyền lực của mình. Hình ảnh Takeda Shingen đã được người dân Yamanashi sử dụng để quảng bá cho ngành du lịch tỉnh, lĩnh vực phát triển mạnh mẽ sau Thế chiến thứ hai. Họ đã tìm cách phổ biến Hoto như một đặc sản du lịch bằng cách quảng bá nó là món ăn của Takeda Shingen và binh lính trước mỗi trận chiến. Chính vì thế, tại Yamanashi, các cửa hàng bán Hoto sẽ gắn lá cờ chiến Furinkazan của vị lãnh chúa như một đặc trưng riêng.
Hoto có quan hệ gì với mỳ Udon
Nhiều người cho rằng Hoto là một biến thể của Udon. Nhưng người dân Yamanashi lại không đồng tình với điều này. Vì về kết cấu, hai loại mì đã có sự khác biệt. Đặc trưng của món ăn là hầm sợi mì cùng các loại rau củ. Nên mì Hoto sẽ cứng hơn để không bị nát trong quá trình hầm. Ngoài ra, mì không cần luộc riêng mà sẽ làm chín cùng với các nguyên liệu khác.
Bí quyết để Hoto ngon ngọt hơn là nấu cùng bí đỏ với súp Miso. Khi bí đỏ mềm và tan ra sẽ tạo vị ngọt thanh, độ sánh cho nước dùng. Ngoài ra, cá khô – Niboshi cũng cũng được sử dụng để tạo vị đậm đà cho món ăn. Các loại rau củ sẽ được thay đổi tùy theo sở thích (nấm hương, nấm rơm, thịt heo, thịt gà…) và theo mùa. Chẳng hạn hành tây, khoai tây, hành hoa sẽ có vào mùa hè; khoai môn, cà rốt, cải thảo sẽ được dùng nhiều vào mùa đông.
Đây cũng là món ăn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng với tinh bột từ mì, các loại khoai và vitamin, chất xơ đến từ nước súp và rau củ. Ở Yamanashi, người ta có thể thưởng thức món Hoto suốt cả năm, nhưng ngon nhất vẫn là vào mùa đông, khi nhiệt độ giảm sâu. Trong không khí lạnh lẽo, được thưởng thức một tô mì ấm nóng thì không còn gì tuyệt vời hơn.
Một số địa chỉ thưởng thức Hoto tại Yamanashi
– Koshu Hoto Kosaku: hệ thống cửa hàng có tại khu vực hồ Kawaguchi, thành phố Kofu và Isawa Onsen.
– Hoto Fudo: 2458 Higashi-koiji, Funatsu, thành phố Fujikawaguchiko, quận Minamitsuru, tỉnh Yamanashi
Nằm ở phía Tây Tokyo, tỉnh Yamanashi là nơi mà bạn chắc chắn phải đến ghi ghé thăm Nhật Bản. Nơi đây tập trung nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Phú Sĩ; hồ Kawaguchi hay các suối nước nóng… Đặc biệt, trái cây và rượu vang nơi đây được mệnh danh là có hương vị tuyệt hảo.