Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học trong thời kỳ mang thai là một yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bên cạnh bổ sung những dinh dưỡng hợp lý thì mẹ bầu cũng cần tránh xa những thực phẩm gây hại cho thai nhi để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Theo đó, để thai nhi phát triển bình thường và thật sự khỏe mạnh khi chào đời thì chế độ dinh dưỡng từ mẹ là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu, nếu mẹ vô tình ăn phải những thực phẩm không tốt cho bà bầu có thể gây hại nghiệm trọng cho thai nhi, khiến trẻ chậm phát triển, dị tật, sinh non, thậm chí là sảy thai. Vậy mẹ bầu cần kiêng ăn những thực phẩm gì? Dưới đây là một số thực phẩm gây hại cho thai nhi mà mẹ bầu nên biết.
Dứa – thực phẩm top 1 mẹ bầu nên tránh xa
Dứa là một trong những loại thực phẩm lành mạnh, có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin A, C, mangan, kali, magie,…Và có thể bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa gây ra stress. Tuy nhiên, trong dứa cũng có chứa nhiều enzyme bromelain (Bromelin là một Enzym thuỷ phân Protein có nhiều dược tính quý, chứa trong toàn bộ cây Dứa nhưng phân bố nhiều nhất là trong lõi trắng sau đến vỏ dứa) có thể làm mềm tử cung và xương chậu, gây co thắt và sẩy thai. Không những vậy, dứa có thể khiến bà bầu dễ bị tiêu chảy và dị ứng.
Để ăn dứa, bà bầu nên gọt sạch các mắt, cắt ra thành từng mảnh nhỏ; sau đó cho vào nước muối nhẹ ngâm trong 30 phút trước khi ăn. Bằng cách đó, dứa sẽ ngon hơn và bạn sẽ không cảm thấy rát lưỡi. Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai bị dị ứng với dứa thì nên chế biến chín như xào dứa cho an toàn. Dứa cũng được coi là thực phẩm có hại cho bà bầu vì dễ gây co thắt, sảy thai.
Ngao – thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn
Ngao được xem là thực phẩm có nhiều phốt pho. Đây là một dưỡng chất cần thiết cho xương và hình thành răng của thai nhi. Ngoài ra, ngao rất giàu chất béo omega-3 tốt cho sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ. Vitamin A trong ngao đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị lực của thai nhi. Mặt khác, ngao còn là một nguồn giàu canxi và sắt. Giúp bà bầu nguy cơ thiếu máu và ngăn ngừa thai nhi bị bệnh còi xương. Ăn ngao một cách đúng đắn có thể giúp phụ nữ mang thai giữ dáng, có một làn da đẹp và giảm stress. Đồng thời giúp bà bầu giảm ho đờm.
Tuy nhiên, ngao sống ở khu vực ven biển, có thể bị nhiễm vi khuẩn vibrio vulnificus. Đây là một loại vi khuẩn hình dài có thể sống ở nước mặn, gây dị ứng ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, để đảm bảo an toàn phụ nữ mang thai không nên ăn ngao khi chưa nấu chín hoặc chưa được sơ chế một cách sạch sẽ.
Nhãn – có thể gây sảy thai
Nhãn là một loại quả phổ biến trong dịp hè, nó có mùi thơm và hương vị ngon ngọt. Nhưng theo các bác sĩ y khoa, phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều nhãn. Bởi nhãn mang tính nóng, cho nên bà bầu trong 3 tháng đầu tiên phải hạn chế ăn nhãn. Nếu ăn quá nhiều nhãn trong thời điểm này sẽ khiến bà bầu tăng cảm giác nóng bừng, gây đau bụng, chảy máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi thậm chí dẫn đến sảy thai.
Nấm – có thể gây hại cho hệ tiêu hóa
Nấm là một trong những thực phẩm có nhiều loại và hương vị; nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai. Nấm có chứa một lượng lớn các vitamin B và kẽm; cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Các riboflavin (vitamin B2) trong nấm có tính hỗ trợ sản xuất năng lượng; cho các hoạt động của các tế bào máu đỏ tốt cho phụ nữ mang thai. Hơn nữa, selenium và chất chống oxy hóa như ergothioneine trong nấm có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch của người mẹ và ngăn chặn việc lây nhiễm các bệnh trong quá trình mang thai. Ngoài ra, niacin trong nấm tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu.
Tuy nấm có nhiều công dụng như vậy, nhưng theo khuyến cáo của các bác sĩ thì phụ nữ có thai chỉ nên ăn một số loại nấm như nấm kim, nấm mồng gà và nên tránh xa các loại nấm lạ, nấm hoang dã hoặc được mua từ những nơi không đáng tin cậy. Bởi vì có một số nấm trông giống như bình thường nhưng thực chất lại rất có hại và có thể gây rối loạn tiêu hóa, tạo ảo giác, làm rối loạn cảm xúc cho các bà bầu, thậm chí dẫn đến tử vong.
Trứng gà – tuyệt đối không ăn sống hay tái
Trứng gà giúp làm giảm cholesterol trong máu, cải thiện não. Hơn nữa, trong trứng gà cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác. Chính vì vậy, không thể phủ nhận vai trò của nó đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn trứng đã được nấu chín để ngăn chặn vi khuẩn. Tránh tuyệt đối ăn trứng tái, trứng sống sẽ gây hại cho mẹ. Bà bầu chỉ nên ăn trứng đã được nấu chín để ngăn chặn vi khuẩn.
Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao
Cá, đặc biệt là các loại cá đóng hộp có hương vị tuyệt vời khiến ai cũng thích thú, lại rất tiện lợi và không quá đắt đỏ. Tuy nhiên mẹ nên cẩn thận khi chọn thực phẩm này bởi có thể sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não của thai nhi trong bụng mẹ. Cá đóng hộp còn có thể chứa PCB hoặc polychlorinated biphenyl gây suy giảm trí tuệ, phản xạ kém và khiến thai nhi còi cọc từ trong bụng mẹ.
Cà phê – thực phẩm gây hại cho thai nhi
Mẹ bầu uống quá nhiều cà phê có thể ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi và dẫn đến nhiều biến chứng trong thời gian bé phát triển trong bụng mẹ. Chị em nếu yêu thích cà phê có thể thưởng thức một ly vào buổi sáng; nhưng không nên lạm dụng uống quá nhiều. Mẹ bầu uống nhiều cà phê có thể dẫn đến nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu hoặc thai nhi nhẹ cân khi chào đời.
Những loại thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp cũng nguy hiểm không kém cá đóng hộp. Tuy nhiên trong thực phẩm đóng hộp có thể có chứa loại hóa chất có tên bisphenol-A hay BPA có thể khiến thai nhi bị hiếu động thai quá, hung hăng hoặc nhiều vấn đề sinh sản khác. Mẹ bầu nên hạn chế ăn măng tây đóng hộp, nấm, đậu nướng; và các thực phẩm đóng hộp khác khi bạn đang mang trong mình sinh linh bé bỏng.
Tránh xa thực phẩm tươi sống
Bà bầu có thể thích ăn những loại thịt tái như bít tết, phi lê; nhưng khi mang thai tất cả các loại thịt phải được nấu chín kỹ hoàn toàn. Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn khác rất nguy hiểm với thai nhi.
Đu đủ xanh – nguyên nhân chính sảy thai
Đu đủ chính là thực phẩm gây sảy thai phổ biến và nguy hiểm nhất. Nhiều trường hợp mẹ bầu do thiếu kinh nghiệm trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ lại sử dụng đu đủ xanh để làm các món ăn bồi dưỡng, điều này khá nguy hiểm. Vì trong đu đủ xanh chứa rất nhiều enzyme có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai.
Đừng dùng nước hoa quả bán sẵn
Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. Bà bầu cũng không nên uống các loại nước ép hoa quả bán sẵn; vì có thể chất lượng không được an toàn như nhãn mác ghi.
Rau sam gây nguy hiểm
Rau sam có tác dụng thanh nhiệt, trừ giun, giải độc cực kỳ hiệu quả. Nhưng đối với bà bầu trong 3 tháng đầu thì nên tránh loại quả này; bởi nó có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp. Làm tăng nguy cơ gây sảy thai và nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
Khoai tây mọc mầm xanh
Không riêng mẹ bầu mà tất cả mọi người đều không nên ăn khoai tây mọc mầm xanh vì nó rất độc và gây nguy hiểm đến sức khỏe, loại thực phẩm này có chất solanin, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ gây sảy thai cho mẹ bầu.
Thực phẩm để lâu
Phụ nữ mang thai ăn các loại thực phẩm để lâu, bị nhiễm độc hoặc có độc tố; không chỉ bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong 2 – 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến tình trạng thai nhi bị quái thai, dị tật bẩm sinh, còn nguy hiểm hơn sẽ khiến thai bị chết.