Hành tây là một loại gia vị được sử dụng rất phổ biến trong các món ăn của người Việt. Cùng với tỏi, gừng… hành tây thường được các bà nội trợ mua với số lượng lớn và cất sẵn trong bếp. Nếu được bảo quản đúng cách, hành tây có thể tươi lâu từ 3 đến 5 tháng. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn giữ hành tươi lâu. Hành tây không phải là một loại thực phẩm khó bảo quản. Đối với hành tây nguyên củ, bạn không cần cho vào tủ lạnh hay đông lạnh mà chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát trong nhà bếp. Trình tự bảo quản hành ở nhiệt độ thường được thực hiện theo các bước sau:
Chúng ta thường mua hành tây với số lượng lớn. Đó là do cách chúng được đóng gói trong các siêu thị. Nếu ở những hộ gia đình lớn, lượng hành có thể được tiêu thụ nhanh chóng. Bởi vì hầu hết các món ăn như mì ống, hay các món xào đều sử dụng ít nhất một hoặc hai củ hành tây. Nhưng nếu bạn có một gia đình nhỏ hơn, bạn nên học cách giữ hành tây tươi lâu.
Chọn hành tây
Khi chọn, nên lựa những củ có lớp vỏ mỏng, sáng bóng; đều màu, sờ vào thấy khô và chắc tay. Tránh lựa củ mọc mầm, chỗ cứng chỗ mềm và màu không đều. Bởi hành này không tươi và có thể bị đắng. Chọn những củ khô và cứng, không có những đốm mềm hoặc bị hõm ở phần cuống.
Bóc vỏ ngoài của hành tây
Loại bỏ lớp vỏ thừa bên ngoài bằng cách chà xát chúng giữa hai lòng bàn tay. Phần vỏ bong ra, là phần thừa, bạn nhớ kỹ là bỏ phần thừa đã bong. Sau khi chà sát, KHÔNG bóc hết toàn bộ vỏ đâu nhé!
Cất giữ hành trong túi đựng
- Nếu dùng không hết, bạn nên trữ hành trong túi lưới, túi giấy, hoặc dùng tất da…. Việc đặt mỗi củ trong một túi sẽ khiến chúng lâu hỏng hơn là cho tất cả chung một nơi. Lưu ý, cần tạo lỗ thoát khí để hành dễ “thở”, không bị ẩm thấp, thối nhũn.
- Mẹo: Bằng cách cho hành vào ống tất (vớ) da, cứ mỗi củ lại buộc một nốt rồi cho lần lượt vào đến hết. Điều này không chỉ giúp cách ly hành mà có khả năng; cung cấp môi trường khô thoáng, hút ẩm tốt nhằm giữ hành trong thời gian dài.
Đặt rổ hoặc túi đựng hành ở nơi tối và mát. Nhiệt độ lý tưởng nhất. Để giữ cho hành tươi lâu là từ 5 – 15 độ C. Tuyệt đối không nên để hành ở những nơi có nhiệt độ thấp hơn 5ºC hoặc cao hơn 20ºC. Kiểm tra túi, rổ đựng hành mỗi tuần một lần. Bỏ đi những củ có dấu hiệu bị thối, mềm hoặc thay đổi màu sắc. Tránh ánh nắng trực tiếp. Độ ẩm cao khiến hành dễ dàng bị thối rữa. Trong khi đó, ánh nắng trực tiếp với nhiệt độ cao lại dễ khiến hành trở nên khô quắt.
Cho hành tây đã bóc tây vào túi nylon cất vào tủ lạnh
Khi đã lột vỏ hoặc đã được thái nhỏ, hành nên được giữ lạnh để tươi lâu hơn. Nếu chỉ cần dùng một phần nhỏ lượng hành đã lột vỏ hoặc thái để nấu. Bạn có thể giữ phần hành thừa còn lại bằng cách bọc chúng. Bằng màng bọc thực phẩm hoặc túi nhựa có khóa kéo trước khi cho vào tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể giữ được độ tươi cho hành trong vòng từ 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên dùng hộp hoặc lọ có nắp kín. Cho phần hành thừa vào. Điều này giúp cho mùi hành không ám vào các thực phẩm khác có trong tủ lạnh.
Rửa sạch hành tây đã bóc vỏ dưới vòi nước chảy ở nhiệt độ phòng. Gấp vào thùng chứa nước lạnh. Bảo quản bình trong tủ lạnh. Thay nước bằng nước ngọt ít nhất hai ngày một lần. Ở trạng thái này, hành tây có thể được lưu trữ đến hai tuần. Rắc muối ra đĩa phẳng rồi nhúng hành tây vào. Sau đó cho bát đựng hành vào tủ lạnh. Bằng cách này, bạn có thể giữ nó tươi trong 6-7 ngày. Bọc chặt trong màng bọc thực phẩm và cho vào tủ lạnh. Điều này sẽ kéo dài thời hạn sử dụng thêm 3-4 ngày. Cắt hành tây thành từng khoanh và ướp… Để thực hiện, bạn cho rau đã cắt nhỏ vào các lọ đã khử trùng và đổ nước sôi vào ngâm từ 7-10 phút.
Lưu ý khi chọn mua hành tây
- Không mua những củ hành đã mọc mầm vì chúng không thể tươi lâu trong một thời gian dài.
- Ngoài ra, cũng không nên chọn những củ hành đậm mùi vì điều này chứng tỏ chúng đã bị thâm hoặc thối bên dưới lớp vỏ.
- Những củ hành tốt nhất phải có lớp vỏ khô và dễ bong để có thể lột bỏ dễ dàng.
- Đặc biệt, không đặt hành chung với khoai tây. Hơi nước từ khoai tây bốc lên khiến hành nhiễm ẩm, thối rữa nhanh hơn. Đồng thời, khoai tây cũng dễ “bắt mùi” của hành khiến món ăn có mùi vị khác lạ.