Trong thời kỳ mang thai thì giai đoạn từ lúc mới hình thành đến lúc hoàn thiện để con chuẩn bị chào đời là giai đoạn cần được lưu ý nhất. Khi đến 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần phải lưu ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng, bởi đây là giai đoạn để thai nhi hoàn thiện cả về não bộ lẫn thể chất. Chính vì vậy, để con thông minh và khỏe mạnh mẹ cần phải nắm rõ những chất dinh dưỡng cần thiết cho 3 tháng cuối của thai kỳ.
Trong 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai mẹ cần phải tăng cường những dinh dưỡng để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho con hấp thu, cũng như đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho kỳ vượt cạn. Vậy mẹ bầu 3 tháng cuối cần bổ sung những dưỡng chất gì là hợp lý? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn những chất dinh dưỡng cần thiết cho 3 tháng cuối thai kỳ để chuẩn bị cho con chào đời tốt nhất nhé!
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho 3 tháng cuối thai kỳ
Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt
Ở giai đoạn này, thể tích máu tăng lên và do đó nhu cầu sắt cũng tăng lên cho cơ thể. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu và có thể gây ra mệt mỏi, chóng mặt hoặc thậm chí xuất huyết khi sinh. Em bé cũng cần sắt để tăng trưởng thích hợp. Phụ nữ mang thai thiếu chất bổ sung sắt có thể sẽ sinh con sớm và trẻ sinh ra có trọng lượng thấp. Thịt, gia cầm, các sản phẩm từ sữa, hạt, đậu và gạo nguyên cám rất giàu chất sắt và nên thiết kế là một phần của chế độ ăn của các bà bầu tại thời điểm này. Cơ thể sẽ hấp thụ sắt nhiều hơn với sự hiện diện của vitamin C, do đó tốt hơn là kết hợp cả hai nguồn vừa cung cấp sắt vừa cung cấp vitamin C.
Bổ sung đầy đủ chất đạm (protein)
Protein chịu trách nhiệm xây dựng và cấu tạo cơ bản cho các cơ quan trong cơ thể. Ở giai đoạn này, khi đứa trẻ đang phát triển với tốc độ nhanh và cơ thể mẹ đang phải thích nghi với sự thay đổi này, cơ thể mẹ cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để đáp ứng nhu cầu. Dùng nhiều protein giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường liên quan đến việc mang thai và ổn định mức đường trong máu. Lượng thức ăn hàng ngày cần thiết cung cấp protein ở giai đoạn này là khoảng 70 gram mỗi ngày. Thịt, các sản phẩm từ sữa, cá, đậu, đậu hũ và đậu có chứa nhiều protein.
Thực phẩm có chứa chất béo DHA
Theo nghiên cứu mới nhất, DHA (docosahexaenoic acid) rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ của thai nhi. Trong giai đoạn này, não của em bé phát triển và điều quan trọng là phải có đủ lượng DHA trong chế độ ăn uống của mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Khuyến cáo khoảng 200mg DHA cho mẹ mỗi ngày. Các thực phẩm cơ bản như sữa, nước trái cây và trứng cần được bổ sung để cung cấp đủ DHA. Cá, đặc biệt là cá hồi cũng là một nguồn rất tốt của DHA và có thể trao đổi với bác sĩ về việc dùng bổ sung DHA.
Thực phẩm giàu axit folic
Axit folic chắc chắn là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong suốt thời kỳ mang thai. Ăn uống đầy đủ axit folic sẽ ngăn ngừa được rất nhiều biến chứng cho bà bầu. Axit folic được tìm thấy phong phú trong rau lá xanh như cải bó xôi. Trái cây có múi, bánh mì, men bia và đậu cũng chứa rất nhiều axit folic. Cần lưu ý rằng hầu hết axit folic bị phá hủy trong quá trình nấu chín, vì vậy nên cố gắng hạn chế thời gian nấu kéo dài cho rau. Hầu hết các chất bổ sung được kê toa trong thai kỳ đều có chứa axit folic.
Bổ sung đầy đủ canxi cần thiết
Cần khoảng 800 mg canxi mỗi ngày cho mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây là thời gian xương của em bé bắt đầu khỏe mạnh và canxi được dự trữ trong xương. Nếu thiếu canxi, trẻ sẽ lấy canxi từ xương của mẹ. Canxi cũng cần thiết cho nguồn sữa tốt sau này. Sữa, sữa chua, phô mai, đậu phụ, cá hồi và các loại hạt là những nguồn cung cấp canxi tốt.
Thực phẩm có chứa magie
Magie là một trong những khoáng chất cần thiết. Magie giúp cơ thể hấp thụ canxi và sửa chữa các mô bị hỏng. Magie là cần thiết cho thư giãn cơ, làm giảm nguy cơ sinh non và làm dịu chứng co thắt. Khuyến cáo 350- 400 mg magie mỗi ngày trong thời kỳ mang thai. Các nguồn magie tốt nhất là các loại hạt như hạt hạnh nhân và hạt bí đỏ; các loại đậu đặc biệt là đậu đen, yến mạch, bơ và atiso.
Các loại hạt cần thiết
Khi quá trình mang thai diễn ra, việc ăn các bữa ăn lớn đôi lúc trở nên khó khăn hơn. Nếu bà bầu cảm thấy đói giữa các bữa ăn và muốn có một chút ăn nhẹ; hãy thử một số hạt thay vì dùng bánh bích quy hoặc sôcôla. Một số các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó,…Là một lựa chọn tuyệt vời cho bà mẹ mang thai.
Bổ sung vitamin C, B6 và B12
Cơ thể cần các vitamin để hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ và bé. Những vitamin nêu trên rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển khỏe mạnh của cơ. Hầu hết các trái cây và rau quả có chứa các vitamin này mà thai phụ cần phải đưa vào chế độ ăn uống trong 3 tháng cuối của thai kỳ và cũng ngăn ngừa táo bón là khá phổ biến ở giai đoạn này. Trái cây có múi, chuối, cà rốt, đậu quả thận, ngũ cốc nguyên hạt và hạt hạnh nhân giàu các vitamin này.
Những thực phẩm nên tránh trong 3 tháng cuối của thai kỳ
Chứng ợ nóng, bàn chân và bàn tay sưng, mệt mỏi; táo bón là một số vấn đề thường gặp ở thời kỳ mang thai. Nếu dung nạp một số thực phẩm không có lợi sẽ làm cho các vấn đề này trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bà mẹ nên tránh sử dụng:
- Thực phẩm cay và béo: Thực phẩm giàu chất béo và gia vị; đặc biệt là thực phẩm chiên sẽ làm tăng sự khó chịu của chứng ợ nóng. Chúng rất khó tiêu hóa và có thể cản trở giấc ngủ. Nên tránh những đồ chiên rán đặc biệt là không ăn vào buổi đêm.
- Thực phẩm giàu natri: Lượng natri cao sẽ dẫn đến sưng và đầy hơi. Bà bầu nên tránh ăn khoai tây chiên giòn, dưa chua; nước sốt, thực phẩm đóng hộp và sốt cà chua. Đồng thời nên uống thêm nhiều nước để điều chỉnh nồng độ natri trong cơ thể.
- Đồ uống có ga và caffeine: Cà phê và trà nên tránh hoàn toàn trong thai kỳ. Vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Đồ uống có ga được nạp đường và chất ngọt nhân tạo nên chất dinh dưỡng của nó hoàn toàn bằng không.
- Rượu: Ở giai đoạn này, bắt buộc không được sử dụng rượu vì nó có thể cản trở quá trình sinh nở.
- Đồ ăn vặt: Bà bầu có thể thèm ăn gà rán hay hamburger; nhưng những đồ ăn vặt này tốt nhất nên tránh khi mang thai. Hãy lựa chọn những thức ăn nhẹ như: Bánh mì, các loại hạt,…