Cứ đến ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân thôn huyện Thạch Thất, Hà Nội lại tập trung tại nhà công vụ để tham gia lễ hội thổi cơm truyền thống. Đây là một phong tục cổ truyền vào mỗi dịp xuân về, mong mọi người có một cái Tết ấm no, hạnh phúc và bình an.
11 giờ, cuộc thi kéo lửa được tổ chức trước cổng xã. Chỉ sau vài chục giây, ma sát đốt nóng các thanh tre, sinh ra ngọn lửa và cháy lên bó rơm. Các thành viên đã cố gắng hết sức để thổi rơm để lửa lớn hơn. Tia lửa đầu tiên châm ngòi cho đống rơm cũng là lúc không khí ở sân nhà công vụ sôi động hơn bao giờ hết. Mỗi đội sẽ nhận được 1 kg gạo để tham gia cuộc thi, đem vo gạo vào cối. Thao tác phải nhanh và thật điêu luyện để hạt cơm không bị vỡ.
Thổi cơm thi giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn
Mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân ở xã Kim Quan lại nô lức tề tựu về sân đình làng Kim để tham gia các trò chơi hấp dẫn trong lễ hội truyền thống. Đặc biệt nhất phải kể tới trò thi thổi cơm niêu rất độc đáo. Với người dân nơi đây, thổi cơm thi vừa có ý nghĩa giáo dục con cháu truyền thống uống nước nhớ nguồn, trân trọng giá trị cây lúa, đồng thời cũng là một trò vui giải trí trong ngày hội.
Ở làng Kim Quan, thổi cơm thi thể hiện độ khó ở chỗ, mỗi đội thi sẽ có 4 người, niêu cơm được cố định bằng những sợi dây thép treo dưới một cây gậy dài 2m. Hai người sẽ gánh 2 đầu gậy, 2 người còn lại có nhiệm vụ đốt lửa vào đáy niêu cơm cho đến khi cơm chín. Các đội tham gia thổi cơm thi phải di chuyển liên tục quanh một vòng tròn lớn tại sân đình. Đội nào dừng lại sẽ bị coi là phạm luật. Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm mới ấm no, hạnh phúc, mọi nhà bình yên.
Luật chơi
4 người trong đội phải phối hợp chặt chẽ với nhau, hiểu ý nhau, điều tiết cho nhau trong các động tác đun nấu. Vì niêu cơm luôn di chuyển theo nhịp bước của hai người phụ nữ gánh trên vai lên người đốt lửa cũng phải chuyển động theo nhịp bước ấy thì mới kề sát được đáy niêu. Nếu không phối hợp tốt, ngọn lửa không bám được niêu cơm sẽ dẫn đến tình trạng cơm sống hoặc chín không đều hay không kịp thời gian.
Đến khi nước trong niêu cơm đã cạn, người tham gia phải khéo léo bớt lửa; để cơm không bị cháy. Bớt lửa nhưng không được phép rút bớt đóm quăng đi. Mà phải điều chính bằng cách xoay bó đuốc hoặc tiến lùi bước chân. Sau khi cơm chín sẽ được lấy ra để các cụ cao niên trong làng làm lễ và chấm thi. Nồi cơm trắng, dẻo, thơm ngon nhất sẽ dành chiến thắng. Cùng với trò thổi cơm thi, thanh niên trai tráng trong làng cũng thích thú tham gia trò bịt mắt đập niêu. Hội thổi cơm thi là món ăn tinh thần không thể thiếu cho người dân xã Kim Quan, huyện Thạch Thất trong dịp đầu xuân năm mới.
Một số cuộc thi nấu cơm ở nơi khác
- Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoàng Hóa – Thanh Hóa)
Người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi. Và trang bị khác giống nhau. Sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm. Thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy. Thậm trí có lần bị mưa phùn gió bắc.
- Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)
Cuộc thi dành cho nam. Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một nguời buộc cành tre dài. Dẽo dọc theo sống lưng ngọn cao hơn đầu. Niêu đất có sẵn gạo và nước. Để nấu cơm treo trên ngọn cần về phía trước, người kia lo củi lửa và đun nấu. Sau hiệu lệnh, người nấu phải tạo lửa từ hai thanh nứa già. Sau đó châm lửa vào cây đuốc hơ dưới đáy niêu cơm. Cả hai người đều cùng phải bước đi quanh sân đình. Hết tuần hương là lúc kết thúc cuộc thi. Nhóm nào có cơm chín dẽo, ngon là người thắng cuộc.