Lễ hội Nghinh Ông quan Thánh nét văn hóa đặc sắc của người Hoa ở Bình Thuận. Như chúng ta biết thì dòng chảy lịch sử đã khiến khá nhiều người hoa đến định cư ở Bình Thuận. Chính vì thế họ đã mang tới đây một số văn hóa đặc sắc và thú vị làm phong phú hơn cho văn hóa nơi đây. Trong đó lễ hội Nghinh Ông là lễ hội lớn được tổ chức hằng năm ở nơi đây. Ông ở đây không phải cá Ông như mọi người lầm tưởng mà chính là vị quan Công nổi tiếng trong lịch sử. Người dân tin rằng vị quan nay vô cùng chính trực, tài giỏi sẽ bảo vệ và giúp đỡ họ trong mọi mặt của đời sống. Chính vì vậy năm nào người dân nơi đây đều tổ chức một lễ hội nghinh ông khá rình rang để cầu may mắn.
Lễ hội Nghinh Ông thường diễn ra khi nào?
Chùa Ông (tên gọi khác “Đền Quan Công” hay “Quan Đế Miếu”). Chùa được xây dựng theo kiểu kiến trúc đền miếu. Từ kết cấu kiến trúc đến trang trí nghệ thuật, màu sắc hoàn toàn theo kiểu truyền thống. Gồm một tổng thể nhiều gian thờ. Ngay tên “Chùa Ông” hay “Đền Quan Công” cũng đã nói rõ nội dung thờ tự bên trong. Đền này là thờ Quan Công hay Quan Thánh Đế Quân.
Ông là một nhân vật lịch sử sống vào thời Tam Quốc cuối đời nhà Hán. Ông sinh năm 162 và mất năm 219 sau Công nguyên, người đất Hà Đông. Người Hoa thờ Ông vì ông tượng trưng cho danh dự, lòng chung thủy, sự hy sinh, độ lượng, can đảm, lòng tốt, sự công minh và chính trực. Ngoài ra, người ta còn tin rằng một người có đủ các đức tính tốt đẹp, nhân nghĩa như Quan Công sau khi mất Ông đã hiển Thánh.
Đáo lệ 2 năm một lần, khu dân cư làng chài dọc sông Cà Ty của Phan Thiết lại được dịp rộn ràng. Họ hòa mình trong không khí lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế. Cứ hai năm một lần vào năm chẵn. Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế lại diễn ra ở Phan Thiết, Bình Thuận. Đây là lễ hội mang màu sắc phong tục tập quán – tín ngưỡng đặc trưng của cộng đồng người Hoa ở Phan Thiết. Lễ hội năm nay diễn ra trong khoảng 3 ngày từ 15 – 17/8. Hộii tụ đầy đủ các nghi thức truyền thống. Người dân thắp nhang cúng kiếng để cung chúc quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và cuộc sống sung túc.
Các nghi lễ truyền thống
Dù trời nắng gay gắt cũng không ngăn được dòng người tham gia buổi lễ. Đối với người dân, khi Rồng bay vào nhà nhận lì xì được xem như Ngũ phúc đáo gia môn. Hứa hẹn một mùa làm ăn phát đạt, sức khỏe bình an. Hiện thân con Quan Bình cưỡi ngựa thu hút sự chú ý của đông đảo người dân. Đây cũng là một trong những hình mẫu mang lại nhiều phúc lộc trong tín ngưỡng người Hoa. Viên tướng thủ túc Châu Xương cận vệ của con Quan Bình cũng được tái hiện sinh động. Người ta tin rằng khi khom người chui xuống gầm kiệu thì sẽ gặp may mắn và được thần linh bảo bọc.
Rồng Thanh Long 100 năm tuổi – Một biểu tượng văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong Lễ hội. Rồng dài 50 m, được điều khiển bởi 150 vũ công làm việc liên tục. Trong đó 120 người chuyên trách thân rồng và số còn lại lo trống kèn, hậu cần. Để chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội, các nữ vũ công đã phải luyện tập từ rất sớm. Và gần như thức trắng đêm hôm trước.
Tuy nhiên, họ đã trình diễn rất ấn tượng. Trung bình mỗi hộ gia đình có bày bàn cúng. Họ đều phải diễn một bài rước lộc cho gia chủ. “Ông Rồng” sẽ được trở về nơi xuất phát – Quan Đế Miếu; để làm lễ “Thanh Long nhập tự” kết thúc lễ hội. Theo người dân, Lễ hội Nghinh Ông 2014 được đánh giá chung là khá thành công. Lễ hội này hoành tráng hơn những năm trước.