Lễ hội Katê, Ninh Thuận – nét độc đáo văn hóa Chăm mà các bạn có thể chưa biết. Người Chăm là tộc người sống khá nhiều ở các tỉnh miền Trung và Nam của nước ta. Họ có một nền văn hóa vô cùng độc đáo và đặc sắc thu hút du khách. Trong đó lễ hội Katê của người Chăm là lễ hội lớn nhất và cũng náo nhiệt, hấp dẫn nhất của họ.
Đây được coi như là tết của người Chăm với nhiều hoạt động nghi lễ, vui chơi, giải trí cực kì phong phú, hấp dẫn. Qua đó thể hiện được nét văn hóa vô cùng độc đáo của tộc người Chăm và tài năng ca múa của họ. Có lẽ chính vì vậy mỗi khi đến dịp lễ hội Katê thì khá đông du khách đã đổ về Ninh Thuận nhằm được hòa mình vào không khí vui nhộn nơi đây.
Nguồn gốc Lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận
Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm sinh sống nhất trong cả nước. Vì vậy, văn hóa Chăm ở đây khá đậm chất. Nó được thể hiện qua chữ viết, trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. Lễ hội Katê được tổ chức từ ngày 27 – 29/9. Đây cũng là một sự kiện lớn thường niên được tổ chức hàng năm của đồng bào Chăm Ninh Thuận.
Katê là một trong những lễ hội quan trọng và mang đậm tính dân gian lớn nhất của người Chăm hiện nay. Có thể, xa xưa, Lễ hội Katê chung cho người Chăm cả hai cộng đồng tôn giáo. Sau thế kỷ XIII, một bộ phận người Chăm tiếp nhận Hồi giáo (sau này thành đạo Bàni). Nên tổ chức Lễ hội Ramưwan theo quy định của tôn giáo. Quá trình bản địa hóa các yếu tố văn hóa tôn giáo, hình thành nên hệ thống lễ hội. Trong đó có Lễ hội Katê mang đậm tính dân gian.
Katê là lễ cúng để tưởng nhớ thần Cha (Ngap padhi phuel bilan Katê sak ka yang po yang Amâ). Còn Cambun là Lễ cúng tưởng nhớ thần Mẹ. Thần Cha thuộc “dương” còn thần Mẹ thuộc “âm” nên Katê được tổ chức vào thượng tuần trăng (1 tháng 7 lịch Chăm). Cambun được tổ chức vào hạ tuần trăng (15 tháng 9 lịch Chăm), đều được tổ chức ở đền/tháp.
Lễ hội được tổ chức như thế nào?
Lễ hội Katê được diễn ra trong một không gian rộng lớn và thời gian kéo dài. Ngày mồng 1 tháng 7 lịch Chăm được gọi là ngày lễ chính tại đền/tháp. Còn Lễ hội Katê kéo dài cả tháng, nên mới có câu “bilan Katê” (tháng Katê). Đến với Lễ hội Katê du khách sẽ được hòa vào đoàn người rước Y trang. Của Thần Mẹ xứ sở Pô Inư Nư gar, Vua Pô Klông Garai, Vua Pô Rômê do người Raglai gìn giữ.
Các lễ chính trong ngày lên tháp (1/7 lịch Chăm) gồm có: Lễ rước y trang lên tháp;lễ mở cửa tháp, lễ mộc dục (tắm tượng và mặc y phục) và cuối cùng là đại lễ (lễ chính). Sau Katê đền/tháp là Katê làng. Các làng chọn ra các ngày thứ tư hoặc thứ bảy trong tuần để tổ chức đồng thời thông báo cho cả làng biết. Họ sẽ mang bánh trái đến cúng tại nhà làng. Katê làng nhằm để cúng thần làng và tưởng nhớ những người có công đối với làng. Sau Katê làng là đến Katê gia đình, dòng tộc. Trước tiên nó được tổ chức trong gia đình nhà Cả sư Po Adhia sau đó mới đến các gia đình dòng tộc khác.
Ngày nay, Katê đã trở thành một lễ hội mang đầy đủ tính chất “lễ” và “hội”. Katê không chỉ là một nghi lễ hay lễ hội mà nó đã thực sự trở thành ngày Tết đối với đồng bào Chăm nói chung và người Chăm nói riêng
Nét văn hóa truyền thống đặc sắc
Theo nhiều nhà nghiên cứu. Cộng đồng người Chăm trên lãnh thổ Việt Nam coi trọng, tôn thờ những vị anh hùng dân tộc. Kết hợp hài hòa giữa cái xưa và cái nay, cái quá khứ và cái hiện tại. Vì vậy mà các đền, tháp Chăm, nơi tổ chức Lễ hội Katê. Đều gắn liền với tên của một vị có nhiều công lao với thần dân. Được mọi người phong thành thần và tên tháp thờ mang tên vị đó. Đó chính là một điểm mấu chốt để nền văn hóa Chăm luôn được bảo tồn. Lễ hội này là minh chứng về sự phong phú; đa dạng trong kho tàng văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Với nền văn hóa Chăm đặc sắc, đa dạng vẫn đang hiện hữu trong đời sống của người Chăm Ninh Thuận, các làng nghề truyền thống còn lưu giữ được bản sắc văn hóa mà chỉ tận mắt du khách mới cảm nhận hết được giá trị của nó. Hãy đến Lễ hội Katê để trải nghiệm, khám phá và tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống của người Chăm Ninh Thuận.