Các hoạt động của Lễ hội chùa Bút Tháp được người dân nơi đây đi theo lối truyền thống, mang tính trang nghiêm, phù hợp với hơi thở đương đại. Phần lễ được tổ chức trong khuôn viên chùa, có các hoạt động tín ngưỡng như: lễ Phật, dâng hương, cầu phúc, cúng tổ tiên. Cùng với đó còn có tháp bút, tượng phật nghìn mắt nghìn tay – bảo vật quốc gia quý hiếm, du khách sẽ được hòa mình vào không gian rộng lớn của chùa.
Hát chèo đi kèm với nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật giao lưu văn nghệ giữa quần chúng nhân dân, cùng với các trò chơi dân gian, thi đấu thể thao đặc sắc. Những hoạt động này không chỉ thu hút các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. mà nhiều đoàn văn nghệ, thể thao ở các thành phố và khu vực xung quanh cũng tham gia.
Lễ hội sẽ gồm 2 phần chính
Lễ hội chùa Bút Tháp là môt lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày 23 và 24 tháng 3 âm lịch hàng năm tại chùa Bút Tháp, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.Với các hoạt động đậm nét văn hóa truyền thống, lễ hội góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phần Lễ, diễn ra chủ yếu trong khu nội tự với các nghi lễ truyền thống như: Lễ cúng Phật, Lễ dâng hương Lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, Lễ cúng Tổ…với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách thập phương
Sau phần Lễ đến phần Hội, với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao: Cờ tướng, bóng bàn, thi thả chim bồ câu và biểu diễn nghệ thuật Chèo… Các hoạt động này không chỉ thu hút nhân dân trong tỉnh, mà còn có sự tham gia, giao lưu của nhiều đoàn văn nghệ, thể thao ở các tỉnh khác như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên… Chùa Bút Tháp là một trong những di tích Phật giáo độc đáo của đồng bằng Bắc Bộ Việc tổ chức lễ hội truyền thống Chùa Bút tháp đã phần nào đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân và khách thập phương.
Chùa Bút Tháp nằm ở đâu?
Chùa Bút Tháp là một trong số ngôi chùa có niên đại lâu đời tại Việt Nam. Chùa tọa lạc ngay bên dòng sông Đuống của mảnh đất Kinh Bắc. Cách thủ đô Hà Nội chừng 25km. Chùa còn có tên gọi khác là Nhạn Tháp. Vì có thời gian chùa là điểm dừng chân của rất nhiều chú chim Nhạn. Chùa được đặt tên bởi vua Tự Đức. Nguồn gốc của cái tên này bắt nguồn từ tháp Báo Nghiêm đặt trong khuôn viên chùa. Nhìn từ xa tòa tháp này rất giống một cây bút khổng lồ. Nên vua đã đặt là chùa Bút Tháp.
Một số lưu ý:
- Khi đến cửa chùa du khách nên ăn bận lịch sử, nhã nhặn, sạch sẽ. Không nên mặc những bộ quần áo sặc sỡ. Những chiếc váy quá ngắn, trang phục hở hang, phản cảm.
- Khi dâng hương chỉ nên sắm lễ chay như hoa quả, hương, xôi, chè,… Không nên đặt lễ là đồ mặn như lợn, bò, gà,…
- Không nên vào chùa bằng cửa chính. Bởi theo quan niệm Phật Giáo, cửa chính là nối đi dành cho đức Phật.
- Hạn chế thắp hương trong chùa.
- Vào chùa nếu có gặp tăng ni, sư thầy; thì nên chắp tay và chào hỏi bằng câu “A di đà phật”. Khi chào tạm biệt cũng lặp lại hành động tương tự.