Lễ Cholchonam Thomay Cần Thơ được coi như là ngày tết của người Khmer nơi đây. Đây là ngày lễ vô cùng quan trọng với ý nghĩa chào đón năm mới, báo hiếu và thể hiện lòng biết ơn. Lễ hội được diễn ra trong ba ngày và mỗi ngày lại là một lễ khác nhau. Vì đồng bào Khmer khá sùng tín đạo Phật nên những nghi lễ đều có liên quan tới các tín ngưỡng, nghi thức của Phật giáo. Lễ chào đón năm mới này cũng có một câu truyện truyền thuyết khá thú vị để giải thích nguồn gốc của mình.
Chính vì thế nếu có dịp tới cần thơ những ngày tháng ba âm lịch bạn không nên bỏ lỡ lễ hội này. Nó là một nét đẹp văn hóa của người Khmer mà chúng ta nên gìn giữ và phát huy. Mời các bạn cùng chúng tôi xem thử một số điểm đặc sắc và nguồn gốc của lễ hội này nhé.
Nguồn gốc lễ Cholchonam Thomay
Như đã giới thiệu, Tết Chol Chnam Thmay hay còn gọi là Tết đón năm mới của người Khmer. Đây là lễ lớn và được mong đợi nhất trong năm. Người Khmer chờ đón 3 ngày Tết để đến chùa cầu nguyện mọi người trong gia đình được an vui; mùa màng trong năm mới được tươi tốt bội thu. Và cũng là dịp để thể hiện lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ.
Các ngày lễ nhỏ
Hoạt động của ngày tết này kéo dài liên tiếp trong 3 ngày. Ngày thứ nhất gọi là “Maha Songkran”, đây là ngày mọi người đến chùa dâng hương, cúng tế tổ tiên. Vào ngày này, người Khmer sẽ dùng nước thơm để rửa mặt buổi sáng; tắm rửa thân thể vào buổi chiều và rửa chân vào buổi tối. Ngày thứ hai gọi là “Virak Wanabat”, đây là ngày mọi người sẽ bố thí cho những người bất hạnh, cơ nhỡ. Ngày thứ ba gọi là “Tngay Leang Saka”, đây là ngày mọi người dung nước thơm để tắm Phật. Trẻ nhỏ dùng nước thơm để rảy lên người các bậc trưởng bối. Họ cho rằng làm như thế sẽ đem đến sự trường thọ và hạnh phúc.
Truyền thuyết về ngày lễ này
Ngày tết này bắt nguồn từ một câu chuyện xa xưa như thế này. Thuở xa xưa có một người tên là Dhammabal Palakumar. Ông là một người cực kỳ thông minh có thể trả lời tất cả những câu hỏi cho dù là câu hỏi khó nhất. Đại Phạm Thiên MahaBrahma biết được rất tức giận. Một hôm ông xuất hiện và đưa ra 3 câu hỏi cực kỳ khó cho Dhammabal. Đó là “buổi sáng có thể tìm hạnh phúc ở đâu, buổi chiều và buổi tối thì tìm ở đâu?”. MahaBrahma nói rằng nếu không trả lời được thì sẽ bị mình chặt đầu. Còn nếu ông trả lời được thì MahaBrahma sẽ tự chặt đầu mình.
Dhammabal Palakumar nghe xong rất buồn và đi vào rừng. Đột nhiên ông nghe hai con chim đại bàng nói với nhau rằng “vào buổi sáng hạnh phúc hiện diện ở trên mặt, buổi chiều ở trên thân thể và buổi tối thì nằm ở đôi chân”. Đây chính là nguồn gốc tập tục người Khmer vào ngày tết dùng nước thơm để rửa mặt buổi sáng; tắm rửa thân thể vào buổi chiều và rửa chân vào buổi tối. Ông trở về và đem câu trả lời đó đối đáp với MahaBrahma. Đại Phạm Thiên chịu thua và phải tự chặt đầu. Ngày rước đầu lâu là ngày thiên hạ thái bình nên đó cũng là ngày đầu năm mới của người Khmer.
Vài nét về lễ Cholchonam Thomay ở Cần Thơ
Hàng năm vào ngày 13,14,15 tháng 3 âm lịch. Đông đảo đồng bào người Khmer Nam Bộ. Nhất là các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Cần Thơ lại nô nức đón mừng lễ Cholchonam Thomay. Ngày lễ này được xem như ngày tết cổ truyền của dân tộc Khmer. Nó mang nhiều tên gọi khác nhau như lễ vào năm mới hay lễ chịu tuổi. Nếu năm nào rơi đúng vào năm nhuận thì ngày bắt đầu của lễ hội lùi lại một ngày.
Thời gian này mọi công việc đồng áng đều đã xong, nên mọi người đều có thời gian rãnh rỗi thỏa sức ăn tết. Mọi nhà đều làm bánh ngọt, bánh tét, hoa quả và hương đèn dâng lên chùa lễ Phật. Nhiều gia đình vào ở trong chùa làm công quả, vừa vui chơi vừa được dự lễ. Những nghi thức quan trọng trong ngày đầu năm mới cũng đều diễn ra tại chùa. Cũng như ngày lễ tết cổ truyền của bao dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, ngày lễ Cholchonam Thomay còn giữ được rất nhiều nét văn hóa độc đáo, đậm đà tín ngưỡng tâm linh. Sẽ rất thiếu sót nếu du khách nào về miền Nam bộ mà không ghé thăm các chùa Khmer nếu đúng dịp lễ hội diễn ra.