Mọt gạo là gì?
Bọ gạo là một loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ cốc lưu trữ có tầm quan trọng kinh tế, bao gồm lúa mì, gạo và ngô. Con trưởng thành dài khoảng 2 mm với mỏ dài. Màu sắc cơ thể thoạt nhìn thì có màu nâu hoặc đen nhưng nhìn kỹ thì có bốn điểm màu cam / đỏ phân bố trong một chữ thập trên vỏ cánh. Nó có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với loài mọt ngô tương tự, nhưng có được một số tính năng phân biệt.
Gạo bị mối mọt tấn công nếu mang đi nấu cơm thì không còn hương vị thơm ngon. Vậy nên, học ngay cách bảo quản gạo không bị mọt tấn công chỉ bằng cách đơn giản sau đây. Gạo là thực phẩm ngày nào bạn cũng dùng để nấu cơm. Do đó nhà nào cũng mua gạo trữ sẵn ăn cả tuần hoặc cả tháng vừa tiết kiệm chi phí vừa đỡ tốn công chạy đi mua nhiều lần. Tuy nhiên, nếu bảo quản gạo không đúng cách thì trường hợp bị các loại mối mọt tấn công là rất nhiều nhé.
Cách phòng ngừa mọt gạo
Cho gạo vào tủ lạnh
Sau khi mua về bạn nên kiểm tra kỹ xem gạo có dính mọt không, nếu gạo sạch thì bạn có thể chia vào nhiều túi nhỏ đặt trong tủ lạnh khoảng 1 tuần. Nhiệt độ môi trường thấp sẽ ngăn ngừa ấu trùng phát triển thành mọt trưởng thành. Theo các nghiên cứu, gạo bị nhiễm ấu trùng mọt không bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và hương vị tự nhiên.
Nếu gạo đã nhiễm mọt đen thì không dùng cách này nữa, mà bạn phải tìm cách làm sạch mọt khỏi thùng gạo sau đó mới áp dụng cách trên.
Dùng ớt, tỏi đuổi mọt gạo
Bạn hãy lấy một vài nhánh tỏi khô hoặc vài trái ớt (bỏ sạch hạt) rồi vùi vào thùng gạo. Mùi hăng nồng của các loại gia vị này sẽ khiến mọt sợ hãi và không dám bén mảng đến thùng gạo nhà bạn.
Dùng rượu trắng và muối
- Nếu bạn không thích mùi hăng của tỏi, ớt bạn có thể đặt trong thùng gạo một ly đựng rượu nhưng phải đảm bảo miệng ly cao hơn mặt gạo. Sau đó đổ vào ly khoảng 50g rượu trắng, không đậy nắp. Rượu vừa có tác dụng diệt khuẩn lại dễ bay hơi nên không làm ảnh hưởng đến hương thơm tự nhiên của gạo.
- Rắc một chút muối vào trong thùng gạo cũng sẽ khiến mọt ăn phải muối rồi sợ mà tự tìm cách bỏ đi. Lưu ý bạn không nên rắc quá nhiều muối vì có thể khiến gạo bị mặn và dễ bị ẩm.
Dùng máy sấy tóc
Trước tiên, bạn hãy dàn đều gạo ra một mặt phẳng, rồi sử dụng sức nóng từ máy sấy hong khô gạo. Nếu không có máy sấy thì bạn có thể tranh thủ những ngày trời nắng mang gạo ra phơi. Nhiệt độ cao sẽ khiến mọt không chịu nổi phải bò lên trên bề mặt gạo. Lúc này bạn chỉ cần nhặt sạch và xử lý. Sau đó bạn nên diệt mọt bằng cách thủ công như đốt hoặc dùng các chất diệt côn trùng. Không nên chỉ gom lại rồi vứt vào thùng rác vì những con mọt còn sống; có thể bò ra ngoài và tiếp tục tìm đến thùng gạo nhà bạn.
Ngoài các cách trên đây, để bảo quản gạo tránh bị mọt ăn bạn cần lưu ý chọn mua gạo mới. Bảo quản gạo trong thùng kín có nắp đậy ở nơi sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh thùng gạo. Ngoài ra bạn không nên mua quá nhiều gạo một lúc. Vừa khó bảo quản vừa khó kiểm tra gạo có bị mọt hay không. Nếu gạo bị nhiễm mọt hoặc bị ẩm mốc. Không còn sử dụng được thì bạn phải vứt đi càng nhiều, rất lãng phí.
Lưu ý quan trọng khi bảo quản gạo
- Chọn đúng vật dụng để đựng gạo: Sau khi sàng sảy và bảo quản trong tủ lạnh ít ngày. Bạn có thể đổ gạo vào thùng đựng đã được diệt khuẩn. Có rất nhiều loại thùng đựng gạo được thiết kết nhỏ gọn. Có thể đựng được từ 12kg đến 40kg và rất tiện dụng khi lấy gạo ra sử dụng.
- Vệ sinh vật dụng đựng gạo: Thùng đựng gạo là nơi trú ẩn lý tưởng nhất của mối bọ gạo. Dù cho bạn đã bỏ hết phần gạo nhiễm khuẩn trước đó thì trứng của chúng vẫn ẩn lấp dưới đáy thùng. Do vậy, cần thường xuyên rửa sạch sẽ thùng đựng gạo, phơi khô trước khi cho gạo vào. Các loại vi khuẩn, nấm mốc và trứng mối mọt luôn tiền ẩn trong môi trường tự nhiên. Và có quá nhiều cách để chúng thâm nhập vào xung quanh thùng gạo.
- Khi phát hiện gạo bị mối mọt: Khi phát hiện gạo có mọt. Bạn hãy đổ gạo ra một tấm nylon rồi tãi mỏng gạo. Bọ gạo sẽ bò ra khỏi gạo, lúc đó, bạn có thể giết chúng. Đối với phần gạo không bị mối mọt, bạn có thể bảo quản trong túi ni lông kín. Riêng phần gạo bạn không chắc chắn có bị nhiễm khuẩn hay không. Hãy đặt chúng vào tủ lạnh khoảng 4 – 5 ngày để tiêu diệt côn trùng.