Học cách chế biến các món cua tuyết trứ danh của người Nhật Bản

cua tuyết trứ danh của người Nhật Bản

Nếu có dịp du lịch Nhật Bản, chắc chắn bạn sẽ được nghe và thưởng thức một món đặc sản là món cua tuyết. Đặc biệt là vào thời điểm tháng 11 hàng năm, vì thời điểm này là mùa đánh bắt cua tuyết nổi tiếng của người Nhật. Dần dần, nó đã trở thành một nét văn hóa thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến Nhật Bản vào dịp này hàng năm.

Vào mùa đông, theo phong tục tập quán, người Nhật sẽ ăn lẩu Nabe để xua đi phần nào cái lạnh. Nhưng bên cạnh đó vào mùa đông có một loại thực phẩm vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích đó chính là cua tuyết. Cua tuyết được giữ tươi trước khi chế biến. Việc duy trì sự sống của chúng ở đây là vô cùng khó khăn vì cua tuyết là một loài động vật rất dễ bị tổn thương và rất dễ chết khi thay đổi môi trường sống. Để tránh điều này, hồ được thiết kế để có cùng độ mặn và vi sinh vật như môi trường sống tự nhiên của chúng.

Cua tuyết là cao lương mĩ vị của Nhật Bản

Cua tuyết là loại cua quý trên thế giới, đồng thời cũng là một trong những loại cao lương mỹ vị tại Nhật Bản. Điều khiến loài cua này được yêu thích chính là thịt rất ngọt, đặc thịt và chắc, gạch cua béo ngậy, đậm đà. Mọi người sau khi thưởng thức một lần sẽ không bao giờ quên được. Tempura, sushi hoặc lẩu là một trong số cách chế biến cua tuyết đặc trưng. Nhưng món cua sống sashimi là một món ăn rất ngon và được nhiều người Nhật Bản ưa thích. Càng và ngoe cua được ngâm trong nước lạnh nhằm giúp các thớ thịt bong đều ra.

Nhưng để tận hưởng vị ngọt tự nhiên và tinh khiết nhất của loại cua này cách chế biến đơn giản, ngon nhất chính là nướng dùng kèm với sốt sanbaizu đặc biệt có vị chua ngọt (hỗn hợp nước tương, giấm và đường). Ngoài ra, nhiều người Nhật Bản rất thích ăn thịt và gạch cua nhất là món thịt và gạch cua nướng.

Cua tuyết là cao lương mĩ vị của Nhật Bản
Cua tuyết là cao lương mĩ vị của Nhật Bản

Cách bảo quản cua tuyết đúng cách

Hải sản Hoàng Gia là một trong số ít những doanh nghiệp có thể nhập khẩu Cua tuyết sống nguyên con cho thị trường Việt Nam. Sở dĩ mặt hàng sống khá hiếm trên thị trường Việt Nam. Vì Cua tuyết là loại rất dễ bị tổn thương và sức sống của chúng sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều; khi vận chuyển đường xa và thay đổi môi trường sống. Để đảm bảo cho Cua tuyết sống được trong quá trình vận chuyển. Người ta phải thiết kế những hồ nước có độ mặn chính xác. Và phải có vi sinh vật giống hệt môi trường sống ngoài thiên nhiên cho chúng. Không khó hiểu vì sao loài cua khá hiếm và có giá thành khá cao trên thị trường.

Cách chế biến món cua tuyết đúng điệu

Thịt Cua tuyết có màu trắng muốt, khá dai và có vị ngọt khá đặc trưng, đặc biệt hương vị của món ăn sẽ trở nên hoàn hảo khi thưởng thức cùng những loại sốt chế biến độc quyền bởi Hải sản Hoàng Gia. Cùng tham khảo những cách chế biến sau đây để tận hưởng món quà thiên nhiên ban tặng một cách trọn vẹn nhất

Hấp

Hấp
Hấp cua tuyết

Đây là cách chế biến đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất cho team “bận rộn”. Để Cua tuyết không bị rụng càng và chân sau khi chế biến. Sau khi sơ chế Cua tuyết sạch sẽ, ngâm cua tuyết trong nước lạnh khoảng 10 phút. Sau đó cho vào nồi cách thủy hấp trong vòng 20 phút rồi vớt ra là có thể thưởng thức.

Chiên giòn sốt tiêu

Cua tuyết sơ chế sạch sẽ cắt khúc vừa ăn (không bỏ vỏ). Cho nhiều dầu ăn vào chảo, dầu sôi cho cua cắt khúc vào chiên vàng đến khi có độ giòn rồi vớt ra để ráo dầu. Chế biến sốt: Cho dầu vào chảo và phi thơm tỏi, cho nước mắm, đường; ít hạt nêm và ít nước dùng vào tiếp tục sên với lửa nhỏ. Khi hỗn hợp đặc lại cho cua tuyết đã chiên giòn vào hỗn hợp trên. Đảo sơ rồi tắt bếp. Trình bày ra đĩa rồi thưởng thức

Món cua tuyết nướng mọi

Cua tuyết sơ chế sạch sẽ và cắt vừa ăn. Chuẩn bị lò nướng than hoa, than cháy hồng thì để Cua tuyết lên khay và bắt đầu nướng. Trở đều cua tuyết khoảng 15 – 20p trên bếp lò cho đến khi yếm cua có màu vàng. Và phần vỏ có phần xém nhẹ thì nhắc xuống. Cua nướng mọi thưởng thức với muối tiêu chanh hoặc muối ớt xanh là lựa chọn tuyệt vời nhất

Món cua tuyết sốt me

Món cua tuyết sốt me
Món cua tuyết sốt me

Trước hết phải hấp Cua tuyết. Để Cua tuyết không bị rụng càng và chân sau khi chế biến. Sau khi sơ chế Cua tuyết sạch sẽ. Ngâm cua tuyết trong nước lạnh khoảng 10 phút. Sau đó cho vào nồi cách thủy hấp trong vòng 20 phút rồi vớt ra. Nước sốt me: cho 350ml nước và me vào đun sôi; lọc bỏ hột chỉ lấy nước, thêm 100ml rồi khuấy đều. Phi thơm tỏi rồi cho vào hỗn hợp đang đun. Nêm mắm, đường, tương ớt vào nêm sao cho vừa vị. Cắt cua tuyết vừa hấp theo miếng vừa ăn rồi cho vào đảo cùng với hỗn hợp vừa rồi. Tắt bếp, trình bày và thưởng thức

Cua tuyết rang muối

Cua tuyết sơ chế sạch sẽ cắt khúc vừa ăn (không bỏ vỏ). Pha hỗn hợp đường, muối, ớt, nước mắm, nước lèo cho tan đều hết. Cho dầu vào chảo đun nóng rồi phi thơm tỏi băm. Tiếp tục cho phần cua tuyết cắt khúc vào đảo 3-4 phút. Rồi trút hỗn hợp đã pha vào rồi tiếp tục đảo đều đến khi muối khô và thấm vào thân cua. Tắt bếp, trình bày và thưởng thức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *