Lễ hội đền Thái Vi là lễ hội lớn nhất trong năm, nhằm tưởng nhớ công tích của vua Trần- người đã có công chiêu dân xây dựng làng xã Ninh Hải. Lễ hội thường kết thúc từ ngày 14 tháng 3 đến ngày 16 tháng 3 âm lịch, chính hội là ngày rằm tháng 3. Cứ 3 năm một lần, nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội lớn (lễ hội tổng hợp). Hàng năm vào ngày 28 tháng 12, người dân ở làng sẽ tắm tượng Phật trong chùa (lễ mộc dục).
Nước từ giếng ngọc phía trước ngôi đền đã được hấp thụ và sử dụng cho nghi lễ này. Dòng người từ khắp nơi đổ về, ai nấy đều hòa mình vào không khí linh thiêng của lễ hội và không khí hối hả của những trò chơi dân gian thú vị. Tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng hát réo rắt, du dương khiến ai đã đặt chân đến vùng đất này không bao giờ quên được khung cảnh non nước hữu tình, cũng như không thể quên một lễ hội truyền thống vô cùng đặc sắc ở vùng đất này.
Phần lễ trong hội đền gồm có rước kiệu và tế lễ
Lễ hội đền Thái Vi diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch hằng năm tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Đây là dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao các vua Trần – những người có công lớn với dân với nước.
Lễ rước kiệu
Nghi lễ của một đoàn rước kiệu đi đầu là một chiếc chống cái do hai người khiêng và một người mặc áo thụng đi hia, đội mũ cánh én (mặc thẩm phục) làm thủ hiệu trống, rồi đến 5 người cầm 5 lá cờ ngũ hành, tiếp đó đến kiệu bát cống (8 người khiêng) trên đặt bài vị các vua Trần hoặc Hoàng hậu, hay công chúa đời Trần, hương hoa lễ vật. Kiệu có lọng cắm, màu đỏ đung đưa trông rất đẹp mắt. Tiếp đó là kiệu 4 người khiêng bày lễ vật là hương hoa, oản quả. Sau đó là phường bát âm, rồi tới ban tế do ông chủ tế dẫn đầu đi hàng hai. Tất cả đều mặc thẩm phục.
Phần Tế
Đây là nghi lễ quan trọng, tổ chức ở trước đền. Ban tế gồm từ 15 đến 20 người, gồm một ông chủ tế (thường là người cao tuổi có uy tín nhất trong làng) hai ông bồi tế (giúp cho ông chủ tế trong khi hành lễ), một ông đọc văn tế, hai ông xướng tế và mỗi bên tả hữu có từ 5 đến 10 ông để thực hiện việc tiến hương, tiến tửu. Ông đọc văn tế đọc khúc văn tế ca ngời công đức của vua Trần Thái Tông.
Được trình bày qua nghệ thuật diễn xướng. Sau mỗi khúc tế, lại có hai người phường trò. Người nam chơi đàn, người nữ dẫn giải bằng lối ca trù. Rước kiệu ở đền Thái Vi không chỉ có một đoàn. Mà là trên dưới 30 đoàn rước kiệu của các xã trong huyện Hoa Lư và trong tỉnh Ninh Bình.
Theo đó, từ sáng ngày 14/3 kiệu từ các nẻo đường trong huyện, trong tỉnh. Rước về đền Thái Vi trong không khí tưng bừng, náo nhiệt, vui tươi của ngày hội. Các cỗ kiệu đèu được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Do các trai thanh nữ tú ăn mặc theo phong tục lễ hội xưa, duyên dáng rược kiệu trang nghiêm, thành kính. Kiệu tiến, kiệu lùi, bước đi nhịp nhàng, khoan thai. Tạo nên không khí náo nhiệt, sinh động. Phần hội đền Thái Vi thực sự là phần vui chơi giải trí của nhân dân và những người đến dự hội. Với các trò chơi, giải trí, múa rồng, múa lân; đánh cờ người, đấu vật, bơi thuyền…
Tôn vinh những giá trị đặc biệt của di tích
Sáng 15/3 Âm lịch là ngày chính hội, các đồ tế khí được mang ra. Lau chùi sạch sẽ, rước đặt ở sân rồng cùng các lễ vật khác. Một chiếc bánh dày to bằng một chiếc mâm. trên bánh có vẽ hình một con chim phượng hoàng rất đẹp. Ngoài ra lễ vật còn có hoa quả, oản chuối, thủ lợn, gà luộc, xôi… Đặc biệt là xôi phải trắng. Tượng trưng cho sự thanh bạch, cao khiết. Nhân dân còn cúng lên vua một bát cơm gạo tám và một bát canh rau sắng (rau vi). Bởi lẽ trước kia, khi vua Trần Thái Tông tới đây. Thì xung quanh khu vực đền là những rừng sau sắng tốt tươi. Cũng có lẽ vì thế mà nhà vua đã đặt tên nơi này là Thái Vi.
Là một trong những sự kiện quan trọng trong chuỗi các sự kiện trong Năm Du lịch quốc gia 2021 với chủ đề “Hoa Lư – Cố đô ngàn năm,” lễ hội Đền Thái Vi được tổ chức với quy mô lớn hơn mọi năm. Nhằm tôn vinh, làm nổi bật những giá trị đặc biệt của di tích này.