Hải Phòng không chỉ có không khí nhộn nhịp nơi đất cảng sầm uất mà còn có những món ăn dân dã nhưng không hề cầu kỳ lại mang hương vị quê hương đã khiến cho thực khách mê mẩn. Món ăn ở Hải Phòng vừa có mùi vị của biển cả, vừa có mùi vị của đồng bằng, mà món ăn nổi tiếng của sự pha trộn này đó là bánh đa cua Hải Phòng. Là món ăn được coi là đặc sản của ẩm thực Hải Phòng, bánh đa cua là món ăn không thể bỏ qua mỗi khi bạn có dịp đến thăm Hải Phòng.
Nguyên liệu không phải cao sang hay hiếm có gì mà món bánh đa cua chỉ đơn giản là những sản phẩm từ đất đồng ruộng mà ra như cua đồng, lá lốt, rau muống,… Nhưng qua bàn tay chế biến của người Hải Phòng mà trở thành món ăn đáng tự hào của người dân đất cảng.
Món ăn dân dã nhưng trở thành đặc sản đất cảng Hải Phòng
Ai sinh ra và lớn lên bên những cánh đồng lúa xanh mướt. Mà chẳng nhớ về món cua đồng dân dã? Tháng sáu ta, cua bò ra chân lúa, nhặt một lúc là đầy giỏ. Chiều về cả nhà có bát canh cua đậm đà vị quê. Hay một bát cháo cua mát lành buổi sớm. Từ cua, người phụ nữ đảm đang đã chế biến ra biết bao nhiêu là món ăn: cua rang muối, cua sốt me, bún riêu cua, bánh đa cua… Nhưng món bánh đa cua vẫn được nhiều người ưu ái hơn. Nhất là vào dịp hè, bởi vị thanh mát, ngọt lành của nó.
Bánh đa cua có nguồn gốc từ Hải Phòng, theo chân người mà làm giàu thêm nét văn hóa ẩm thực của mảnh đất Kinh kỳ được vài chục năm nay. Bánh đa cua ăn mùa nào cũng hợp. Mùa hè, bánh đa cua khéo léo gọi mời thực khách bằng màu xanh mát mắt của rau muống đầm xanh và giòn, còn mùa đông là vị ấm áp của cua đồng béo ngậy.
Trong một ca khúc về Hải Phòng, nhạc sĩ Trần Tiến đã viết: “Người Hải Phòng thật thà như bánh đa cua…” – một món ăn mộc mạc, dân dã mà lại được dùng để chỉ một phẩm chất của người dân nơi đây, điều đó đủ cho thấy món ăn một khi đã trở thành đặc trưng, thành văn hóa của một vùng thì thật đáng tự hào biết bao. Và khi nào có dịp đến Hải Phòng, bạn nên thử một lần ăn bánh đa cua. Để có thể chia sẻ “cảm xúc thật thà” của món ăn độc đáo này.
Nguyên liệu cho món bánh đa cua Hải Phòng
Nguyên liệu chế biến bánh đa cua không có gì là cao sang, đắt đỏ. Chỉ những sản phẩm của vùng quê như cua đồng, lá lốt, rau muống… Nhưng chính từ những nguyên liệu có từ đất; có từ đồng ruộng ấy qua bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của các bà, các chị. Đã trở thành đặc sản. Một bát bánh đa cua ngon, hấp dẫn phải hội tụ đủ năm màu: màu gạch cua nâu hồng; màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của lá lốt, rau muống, hành lá, chanh; màu đỏ tươi nơi trái ớt và vàng rộm của hành khô. Chính cái màu sắc bắt mắt kết hợp với hương vị thơm ngon, béo ngậy ấy. Đã níu chân thực khách dù chỉ một lần được thưởng thức.
Cái làm cho bánh đa cua đặc biệt lại chẳng phải rau muống, chả lá lốt, vị cua đồng hay hành phi. Những thứ đâu đâu cũng có, mà lại chính là thứ bánh đa đỏ, đặc sản của Hải Phòng. Bánh đa có màu nâu sậm, là loại bánh được tráng khá kỳ công. Sợi bánh mỏng tang, mềm và dai, có vị giòn và đậm. Muốn ngon phải ngâm vào nước lã, rồi chần qua.
Thứ bánh này được người làng Dư, Hàng Kênh một ngôi làng nhỏ cách trung tâm thành phố không xa. Nơi cung cấp bánh cho toàn Hải Phòng và đi các nơi khác của cả nước sản xuất. Làm bánh này phải nắm rất rõ và giữ bí quyết từ khâu ngâm gạo. Chế nước khi xay, pha bột và điều chỉnh lửa lò lúc tráng bánh… Để đảm bảo những mẻ bánh ra lò vừa ngon, vừa giòn, vừa dai, vừa quánh.