Tiểu đường khi mang là một trong những tình trạng rất dễ xuất hiện ở những phụ nữ mang thai lần đầu tiên. Bệnh đái tháo đường khi mang thai có thể dẫn đến rất nhiều nguy cơ như tiền sản giật, dị tật thai nhi, thậm chí là sảy thai. Do đó, để thai nhi phát triển tốt nhất cần phải xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thật hợp lý kết hợp với chế độ sinh hoạt phù hợp.
Đối với những mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Việc tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường khi mang thai, nuôi dưỡng thai nhi phát triển tốt nhất. Chính vì vậy, bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thật hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường trong thời gian mang thai:
- Thừa cân, béo phì.
- Tiền sử gia đình: Có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
- Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
- Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
- Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
- Tiền sử sản khoa bất thường: Thai chết lưu không rõ nguyên nhân. Sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
- Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3 – 7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.
Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường đầy đủ, khoa học
Theo một số nghiên cứu, có khoảng 18% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt với những người mang thai lần đầu thì nguy cơ sẽ càng cao. Để biết chính xác mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không; mẹ bầu cần đi kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tiến hành thực hiện xét nghiệm; kiểm tra lượng glucose trong máu để có kết quả chính xác nhất. Dưới đây là thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ khoa học nhất; mà bạn có thể tham khảo và áp dụng thực hiện:
Thực đơn bữa sáng
Mẹ bầu nên ăn sáng trước 7 giờ bởi đây là thời điểm lý tưởng nhất; để nạp thêm năng lượng sau một giấc ngủ đêm dài. Mặc dù bị tiểu đường thai kỳ nhưng bữa sáng của mẹ bầu cũng cần đầy đủ chất dinh dưỡng, chỉ cần hạn chế những loại thực phẩm nhiều đường, tinh bột hay nói cách khác là những loại thực phẩm có chứa chỉ số đường huyết (GI) cao.
Bữa sáng, mẹ bầu có thể lựa chọn những thực phẩm sau. Có thể ăn một bát cháo yến mạch nấu kết hợp với thịt băm; thêm một ly ngũ cốc không đường. Hoặc lựa chọn bánh mì nguyên cám, bánh mì lúa mạch; thêm một quả trứng ốp la (có thể ăn trứng luộc). Đây đều là những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, chỉ số GI thấp, tốt cho cơ thể và tim mạch. Mẹ bầu lưu ý, tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, vì đây bữa ăn quan trọng nhất giúp mẹ nạp thêm năng lượng cho ngày mới, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Thực đơn bữa phụ
Các chuyên gia dinh dưỡng đều đưa ra lời khuyên rằng, đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là những trường hợp bị tiểu đường thai kỳ thì không nên ăn một bữa quá no mà cần chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Vì vậy, một bữa phụ sau bữa chính là rất cần thiết; mẹ bầu có thể ăn một bữa phụ buổi sáng vào lúc 9 giờ. Bữa phụ này sẽ giúp bạn nạp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết, điều hòa đường huyết.
Những loại thực phẩm lý tưởng cho bữa phụ mà mẹ bầu có thể lựa chọn đó là những loại hạt khô hoặc sữa được làm từ những loại hạt như hạt óc chó, hạt sen, đậu đỏ, gạo lứt,…Đem pha và không cho thêm đường. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm các loại trái cây tươi như quả mâm xôi; việt quất và thêm sữa chua không đường để tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Thực đơn bữa trưa
Để thay đổi cho đa dạng bữa ăn mà vẫn đáp ứng đủ tiêu chí dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể chọn loại gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp kết hợp với các món ăn được chế biến từ trứng, cá cho ít gia vị và chất béo. Tích cực bổ sung thêm các loại rau giàu chất xơ, được hấp, luộc hoặc làm salad.
Thực đơn bữa chiều
Khoảng 15 giờ chiều, mẹ nên ăn nhẹ một bữa để nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Lúc này mẹ có thể lựa chọn ăn trái cây hoặc các loại hạt, quả như hạnh nhân, hạt điều, mắc ca,…Không chỉ tốt cho mẹ mà còn bổ sung nhiều dinh dưỡng cho thai nhi. Thêm 1 ly sữa không đường là đủ no cho cả mẹ và bé.
Thực đơn bữa tối
Các chuyên gia dinh dưỡng đều đưa ra lời khuyên buổi tối không nên ăn quá no. Và ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, ít tinh bột. Có thể lựa chọn ăn nhiều rau xanh mà không cần ăn thêm cơm. Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vào buổi tối có thể bao gồm những món như canh xương hầm rau củ, trứng luộc, salad trộn,…Nếu đã quen ăn cơm, mẹ bầu có thể chọn gạo lứt để nấu. Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, mẹ bầu có thể uống thêm 1 ly sữa không đường; hoặc sữa hạt để tránh bị đói vào ban đêm.
Tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường
Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến thai nhi và mẹ bầu, cụ thể:
- Gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở
- Thai nhi sinh ra có thể bị vàng da, béo phì
- Bé dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp
- Nhiều biến chứng nguy hiểm tác động đến thai nhi: Sinh non, thai lưu, tiền sản giật,…
Việc lên thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ rất quan trọng bởi việc này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường huyết, không để lên quá cao hoặc xuống quá thấp, luôn ở mức giới hạn cho phép. Bên cạnh đó còn bảo vệ tim mạch, giữ cân nặng ở mức hợp lý. Ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường; bảo vệ sức khỏe giúp mẹ và bé luôn an toàn.
Trên đây là thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên để biết rõ tình trạng bệnh và có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất bạn nên thường xuyên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ chuyên môn.