Nha đam (Aloe Vera) được ví như một loại thực phẩm tự nhiên hỗ trợ làm đẹp toàn diện cho phụ nữ và rất có lợi cho sức khỏe. Nha đam chứa ít nhất 23 loại axit amin khác nhau có lợi cho sức khỏe, ngoài ra chúng còn là nguồn cung cấp khoáng chất kali, natri… vitamin A, C, E, B. quan trọng. Chanh dây rất dễ bị đắng nếu bạn không sơ chế đúng cách và sẽ bị dính. Một vài thao tác nhỏ sẽ giúp bạn chế biến món nha đam ngon đúng điệu. Vào mùa hè nóng nực, nha đam là món ăn giải nhiệt không thể bỏ qua. Nhưng trong quá trình chế biến ban đầu, nếu không được xử lý đúng cách, nha đam có thể bị đắng, không ăn được hoặc làm hỏng món ăn bạn định nấu.
Hãy làm theo các bước dưới đây để đảm bảo rằng nha đam được chuẩn bị đúng cách!
Lợi ích của nha đam
Nha đam hay còn được gọi là lô hội là thực phẩm với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhờ vào thành phần chứa nhiều khoáng chất như magie, đồng, kali, canxi, kẽm hay selen. Tất cả góp phần giúp tế bào enzyme khỏe mạnh và hoạt động tốt để quá trình trao đổi chất hiệu quả. Và hơn 20 loại amino axit trong đó có khoảng 7-8 loại cần thiết chống lại các bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A, C, E và B12 giúp cơ thể chống lại các gốc axit tự do. Đây chính là kẻ thù của rất nhiều phái đẹp bởi gây ra tình trạng lão hóa. Đồng thời các hoạt chất giảm triệu chứng mụn và viêm da. Chính vì vậy, đây là thành phần được sử dụng trong mặt nạ dưỡng ẩm và trắng da.
Chọn mua nha đam
- Nếu không trồng nha đam tại nhà, bạn nên chọn mua nha đam có nhánh nhỏ, màu xanh đều, có đốm trắng, còn tươi, có nhớt chảy ra vết cắt.
- Tránh mua nha đam nhánh lớn, dài. Những loại nha đam này thường có thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu không tốt cho sức khỏe.
- Nha đam có màu xanh tím, nhánh lớn là nha đam Ấn, trông có vẻ đẹp mắt nhưng lại không có nhiều dưỡng chất.
- Nha đam có màu xanh ngã và về phía rìa gai là nha đam đã héo được hái lâu ngày, bạn cũng không nên chọn mua.
Một số mẹo giúp nha đam không bị đắng
- Gọt bỏ hoàn toàn lớp vỏ xanh: Nha đam bị đắng rất có thể là do lớp vỏ xanh còn sót lại. Vì thế, bạn hãy gọt thật kỹ nha đam, đừng để sót miếng vỏ xanh nào.
- Ngâm vào nước muối pha chanh: Sau khi gọt, ngâm nha đam vào thau nước muối pha chanh. Nước muối pha chanh này phải pha loãng để không ảnh hưởng đến vị của nha đam. Khi cho nha đam vào nước muối pha chanh. Dùng tay chà xát nhẹ để nha đam sạch lớp nhớt bên ngoài.
- Xả qua nước lạnh vài lần: Sau khi lấy nha đam ra khỏi nước muối pha chanh, cho nha đam vào rổ, xả qua với nước lạnh thêm khoảng 3 đến 4 lần nữa, để nha đam sạch nhớt hoàn toàn. Vừa xả vừa xóc đều.
- Sau khi cắt hạt lựu, xả nha đam qua nước muối lần 2: Khi nha đam đã hết nhớt bám quanh và được cắt hạt lựu. Bạn pha hỗn hợp nước chanh muối như đã làm ở bước 2. Tiếp tục chà sạch nhớt trên nha đam lần nữa. Cho nha đam ra rổ, xả qua nước thêm khoảng 2 lần rồi để ráo.
- Trụng sơ nha đam qua nước sôi rồi ngâm đá: Việc trụng nha đam qua nước sôi sẽ giúp nhanh chóng khử hoàn toàn vị đắng còn sót lại. Nấu sôi nồi nước rồi tắt bếp. Cho nha đam vào, dùng đũa khuấy đều nhanh tay rồi đổ nha đam ra rổ. Cho nha đam vào tô nước đá đã chuẩn bị sẵn để nha đam giữ được độ giòn. Vớt ra rổ, để ráo rồi dùng chế biến món ăn tuỳ thích.