Giấm gạo là một nguyên liệu rất quen thuộc trong nấu nướng. Nó góp một phần rất quen thuộc trong hương vị của các món gỏi, salad và nước sốt. Ngoài ra, còn rất nhiều tác dụng khác mà không phải ai cũng có thể biết được. Về sức khỏe, giấm gạo có thể khử trùng đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm cân và làm đẹp. Giấm gạo có tác dụng trong các mẹo vặt nhà bếp như khử mùi tanh, làm sạch đồ sành sứ, xoong, chảo ….! Cùng tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết này nhé!
Khi chế biến, giấm là một loại gia vị không thể thiếu để làm nên hương vị của nhiều món ăn. Với vị chua thanh nhẹ, giấm không chỉ có tác dụng kích thích dạ dày và tuyến nước bọt mà còn giúp tăng cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Vì trong giấm có tính axit hỗ trợ tiêu hóa, giúp thức ăn hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa trong cơ thể.
Giấm gạo giúp làm mềm các nguyên liệu đông đá
Có một số cách rã đông thực phẩm an toàn, như đưa từ ngăn đông xuống ngăn mát tủ lạnh, rã đông bằng lò vi sóng, hoặc ngâm trong nước lạnh. Theo Lifehack, còn một cách nhanh chóng mà ít người biết đến, đó chính là dùng giấm. Giấm sẽ giúp cho quá trình rã đông diễn ra nhanh hơn, dù là thịt heo hay thịt bò, gà đông lạnh. Xong công đoạn này, bạn rửa lại bằng nước sạch rồi mới tiến hành ướp gia vị, chế biến.
Công dụng tiếp là giấm sẽ giúp miếng thịt được mềm hơn sau khi rã đông mà vẫn giữ nguyên hương vị. Bạn có thể chọn các loại giấm làm từ trái cây hay giấm trắng bình thường. Chúng đều có tác dụng giúp thịt được mềm, ngon. Tương tự như giấm, bạn có thể dùng các loại nước ép trái cây; có tính axit cao như cam, chanh, kể cả nước sốt cà chua. Áp dụng mẹo vặt này, các bà nội trợ sẽ nhanh hơn khi chế biến bữa cơm gia đình.
Giữ thực phẩm tươi lâu
Nho, táo hay củ sen và một số loại trái cây có nhựa khác sau khi cắt. Tiếp xúc với không khí dễ bị biến màu, trở nên xỉn đen rất mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu ngâm những thực phẩm đó vào nước có pha ít giấm loãng. Ngay sau khi cắt có thể trì hoãn hiện tượng oxy hóa xảy ra, giúp chúng giữ màu đẹp mắt hơn.
Ngoài ra, giấm có tính axit nên có thể ngăn chặn các loại thực phẩm có tính kiềm bị hỏng. Vào mùa hè, thịt mua về có thể dễ bị ôi và có mùi khó ngửi. Để bảo quản, bạn có thể nhúng một miếng vải vào giấm loãng. Sau đó sử dụng vải đó để bọc thịt. Cách này có thể kéo dài độ tươi của thịt rất hiệu quả mà không tốn kém. Cũng chính nhờ tác dụng này, giấm cũng giúp làm tươi rau bị héo. Ngâm rau đã héo vào hỗn hợp gồm nước và giấm theo tỷ lệ 2 tách nước; và 1 muỗng canh giấm rau héo sẽ tươi tắn trở lại.
Giấm gạo giúp khử mùi
Ướp thịt với giấm và các gia vị khác (tùy theo món ăn chế biến) giúp loại bỏ mùi hôi của thịt. Không chỉ vậy, giống như tác dụng đã nói ở trên. Giấm giúp làm mềm thịt, nhờ vậy món ăn ngon miệng hơn. Dùng giấm rửa tay sau khi cắt hành thì tay sẽ không còn mùi hành. Đặt một xoong nhỏ có hỗn hợp nước và chút xíu giấm đun riu riu trên bếp. Hơi nước tỏa ra sẽ khử được mùi thức ăn còn vương trong bếp. Giấm loãng có thể loại bỏ mùi hôi trong lọ đã qua sử dụng. Chẳng hạn như lọ mayonnaise, bơ đậu phộng, lọ ngâm ớt hay bất kỳ chai lọ có mùi nào khác. Chai lọ không những sạch mùi mà còn bóng sáng trở lại.
Giấm gạo giúp trung hòa và giảm mặn
Khi một món ăn bị mặn, phản ứng đầu tiên của nhiều người là thêm nước. Nhưng trong thực tế, cách khắc phục tốt nhất là thêm đúng lượng đường và giấm có thể giúp giảm mặn. Đồng thời loại bỏ lượng mỡ dư thừa giúp món ăn ngon miệng hơn. Thêm nữa, vị chua cũng kích thích khẩu vị, giúp tăng cường ham muốn ăn.