Rau sau khi luộc vẫn giữ được màu xanh tươi, không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ cho món ăn mà còn giúp lưu lại nhiều chất dinh dưỡng có sẵn trong rau. Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một vài mẹo nhỏ để luộc rau luôn xanh tốt. Cũng giống như nấu cơm, chiên trứng, luộc rau là món cơ bản trong bữa cơm mà dường như ai cũng biết cách làm thuần thục. Nhưng để luộc được đĩa rau xanh mướt, ăn giòn, tươi lâu thì phải có mẹo đấy! Muốn trở thành thanh niên giỏi thì trước hết phải biết nấu món rau luộc ngon nhé!
Rau luộc là món ăn rất quen thuộc với bữa cơm của người Việt. Tuy nhiên, các loại rau luộc thông thường không giữ được lâu, nhanh bị nhớt, mềm, thâm đen chỉ sau khi luộc khoảng 15 phút. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục tất cả các vấn đề trên chỉ bằng một vài mẹo nhỏ với những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp của bạn.
Thời gian luộc từ 2 – 5 phút
Đối với các loại rau mềm như rau lang, rau muống, rau cải,…thời gian luộc rau chỉ diễn ra từ khoảng 2 – 5 phút. Rau xanh không nên luộc quá chín kẻo làm mát lượng vitamin có trong rau và cũng khiến rau mất độ giòn ngọt. Một số loại củ có thời gian chín lâu hơn bạn cũng chỉ nên luộc từ 5 – 8 phút hoặc tới khi rau củ chín tới. Bạn có biết dụng cụ nấu nướng cũng ảnh hưởng tới độ ngon của rau khi luộc? Sự thật là việc luộc rau trong một chiếc chảo gang sâu lòng hoặc nồi sâu sẽ đảm bảo việc nước ngập mặt rau khi luộc, tránh tình trạng rau không chín đều và có màu không đẹp.
Cho một chút chanh, giấm, muối, dầu ăn,…
Trước khi cho rau vào nồi nước luộc, bạn thêm một ít muối. Sẽ giúp hương vị của món rau đậm đà, lưu giữ lại nhiều vitamin; cùng chất dinh dưỡng trong rau và đảm bảo cho rau có được màu xanh mướt như ý đấy. Nhưng muối không thể cho quá nhiều hoặc quá ít, nếu không nó sẽ không phát huy được tác dụng giữ màu xanh cùng các chất dinh dưỡng có trong rau mà còn có thể làm món rau luộc trở nên kém hấp dẫn, khó ăn. Tỉ lệ hoàn hảo của muối và nước là 1 muỗng cà phê muối : ½ lít nước luộc.
Ngoài ra bạn cũng có thể thêm một chút dầu ăn vào khi luộc để giúp rau xanh bóng đẹp mắt, lưu ý cách này có nhược điểm là không sử dụng được phần nước nếu bạn luộc rau muống. Thêm một chút nước cốt chanh tươi hoặc giấm gạo cũng giúp màu rau đẹp hơn mà không ảnh hưởng đến hương vị giòn ngọt vốn có của rau. Khi luộc rau, bạn có thể cho một chút dầu ăn vào nồi nước luộc. Dầu ăn sẽ phủ một lớp mỏng bên ngoài, giúp rau của bạn xanh và bóng hơn. Đồng thời, lớp dầu ăn còn có thể giúp rau xanh lâu hơn mà không bị đổi màu. Tuy nhiên nước luộc sẽ có váng mỡ, tùy theo khẩu vị của gia đình mà có thể sử dụng hay không.
Luộc rau với ngọn lửa lớn
Nếu lửa quá nhỏ, nước sôi lâu, thời gian rau luộc chín cũng kéo dài. Các chất dinh dưỡng, vitamin cũng sẽ mất dần trong quá trình luộc. Và rau sẽ dần chuyển từ màu xanh sang màu nâu. Vì thế để rau có màu xanh, bạn nên luộc rau với ngọn lửa lớn. Cho rau vào luộc ngay thời điểm nước thật sôi, rau sẽ chín nhanh. Và tiết kiệm điện, gas cùng thời gian chế biến của người nội trợ.
Cho rau vào nước đá ngay sau khi luộc xong
Rau vừa chín, bạn nhanh tay vớt rau ra và cho ngay vào một thau nước có thả thêm một vài viên đá nhỏ ở trong. Nhờ sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, rau sẽ vẫn tươi xanh và có độ giòn ngon lý tưởng. Sử dụng các mẹo nhỏ ở trên, đảm bảo bạn sẽ có được món rau luộc xanh mướt, hấp dẫn dễ dàng đấy.
Những sai lầm thường gặp khi luộc rau
- Tranh luộc rau bằng lửa nhỏ, bởi cách này sẽ khiến rau dễ bị mềm nát. Khó giữ màu và mất đi một lượng vitamin lớn có trong rau củ.
- Không ngâm rau qua nước lạnh, bởi việc này sẽ khiến rau luộc nguội lạnh, ăn không còn cảm giác ngon.
- Khi chế biến xong nên đem rau luộc ra dùng nóng để không làm thất thoát lượng vitamin. Ngoài ra một số loại rau cũng không nên để tủ lạnh bảo quản; và hâm lại bởi chúng có thể sinh ra chất độc.
- Khi rau chín vừa đủ cần vớt ra ngoài để ráo ngay, không để trong nồi và đậy nắp lại. Bởi điều này sẽ khiến rau bị vàng, có mùi không đúng vị rau.
Cách luộc các loại rau quen thuộc
- Bông cải, rau muống, cà rốt nếu muốn ăn giòn thì luộc trong khoảng 3 phút. Muốn ăn mềm thì luộc khoảng 5 phút, khi luộc có thêm một chút đường.
- Giá sống chỉ nên chần qua nồi nước chưa nóng, khi nước sôi lên thì vớt ra.
- Rau lang có nhiều nhựa nên dễ bị thâm đen, lúc luộc bạn cho nhiều nước, đun đến khi nước sôi thì cho chút muối vào luộc.
- Đậu bắp có chất nhờt, do đó khi sơ chế bạn chỉ cắt bỏ phần đuôi đậu bắp và ngâm qua nước muối pha loãng khoảng 5 phút cho ra bớt nhớt. Luộc đậu bắp chung với một chút muối.
Các loại rau luộc là món ăn đơn giản mà thanh mát. Có lợi cho sức khỏe bởi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Do đó bạn hãy áp dụng ngay những mẹo luộc rau giòn ngọt xanh mướt trên để mỗi ngày đều có những dĩa rau ngon cho cả gia đình nhé!