Có thể nói bánh ngọt vốn được xem như một trong những đặc trưng của xứ sở Hoa Anh Đào. Khi nước này đã có rất nhiều loại bánh ngọt với những cách làm độc đáo riêng biệt, ấn tượng. Nhờ đó đã góp phần không nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người Nhật Bản đến với thế giới. Một trong những loại bánh ngọt được mọi người yêu thích đó chính là bánh hanabira mochi Nhật Bản. Món bánh hanabira mochi có những điểm độc đáo cũng như cách làm rất thú vị, được sử dụng phổ biến trong các lễ hội truyền thống hay làm món tráng miệng sau bữa ăn.
Loại bánh thú vị với hai lớp vỏ mochi mềm mại được cán mỏng (làm từ bột gạo nếp) kết hợp với vị cay ngọt của một đoạn rễ ngưu bàng (gobo) và ngọt thanh của nhân bột đậu trắng (anko).
Nguồn gốc của bánh hanabira mochi
Tổ tiên của chiếc bánh này có tên gọi là Hishimochi, lần đầu tiên xuất hiện vào thời Heian (794-1185), chỉ có các gia đình hoàng tộc mới được sử dụng món bánh này, họ thưởng thức bánh trong dịp đầu năm mới vào buổi lễ cổ xưa gọi là Ha Kateme (có nghĩa là “làm cứng răng” – răng biểu hiện sức khoẻ của con người) tại cố đô Kyoto. Trong buổi lễ này, các loại thức ăn cứng đã được đưa vào như cá ngọt khô (ayu), thịt hươu và lợn rừng hay củ cải, chúng được đặt trên một chiếc bánh hình tròn gọi là Hishimochi.
Đến thời Edo (1600-1868), cá ayu và các loại thịt đã được thay thế thành rễ ngưu bàng để phù hợp với một số quy định của Phật giáo, lúc này bánh được gọi tên là Hishihanabira. Việc dùng rễ cây ngưu bàng để thay thế cá ayu – “cá một năm tuổi” đều nhằm ngụ ý đại diện cho sự trường thọ. Ngưu bàng cũng là một loại rau, vị thuốc được dùng rộng rãi ở Nhật Bản. Rễ cây ngưu bàng có mùi vị đặc trưng đi từ nhạt sang ngọt và hơi hăng tuỳ thuộc và tuổi và chất lượng của rễ. Ngưu bàng là một vị thuốc quý có chức năng lợi tiểu, hạ nhiệt, hạ đường huyết, kháng sinh, chống u bướu.
Đặc điểm của món bánh hanabira mochi
Trước đây, bánh hanabira mochi chỉ được dùng làm quà tặng của hoàng gia; dành cho các tầng lớp quý tộc, mãi đến thời Meji (1868-1912). Thì những chiếc bánh ngọt này mới có cơ hội đến tay mọi người dân ở Kyoto. Bánh cũng tạo dựng được một vị trí nhất định trong giới trà đạo. Khi người đứng đầu của trường phái trà đạo Urasenke đời thứ 11. Cho phép sử dụng Hanabira mochi cho buổi trà đạo đầu tiên của năm (Hatsu Gama). Đến nay thì bất cứ trường phái trà đạo nào cũng có thể sử dụng bánh trong buổi Hatsu Gama.
Bánh gồm hai lớp vỏ mochi mềm mại được cán mỏng (làm từ bột gạo nếp). Lớp ngoài cùng có màu trắng gạo và lớp bên trong thì có màu hồng nhạt. Tiếp đến là một đoạn rễ ngưu bàng (gobo) cứng và hơi cay. Sau cùng là một lớp nhân bột đậu trắng (anko). Khi gấp tất cả lại thì bánh tạo thành hình bán nguyệt có màu trắng; với màu hồng nhạt của lớp mochi bên trong ẩn hiện ra bên ngoài. Làm cho chiếc bánh có hình dạng như một cánh hoa (hanabira)
Mua bánh Hanabira mochi ở đâu?
Nhờ sự tiện dụng của cuộc sống hiện đại, ngày càng nhiều các cửa hiệu. Đầu bếp hay thợ làm bánh wagashi tạo ra món bánh với các phong cách riêng. Không khó để mua được loại bánh này tại các cửa hàng wagashi nổi tiếng tại Nhật. Trong đó có hai nơi làm món bánh Hanabira mochi từ rất lâu đời vô cùng nổi tiếng. Đó là Kawabata Doki và Tora-Ya – tồn tại từ thời Edo đến nay.
Hanabira mochi chất lượng khi đạt được các tiêu chuẩn như phải có hình dáng mềm mại tinh tế. Hình bán nguyệt đều đặn, không quá méo mó, bột làm mochi phải dẻo và ngon. Để lớp bánh không bị sần sùi hay khô cứng. Lớp mochi hồng bên trong cũng phải có kích cỡ vừa phải để trông hài hòa hơn. Với lớp bên ngoài khi gấp bánh lại, ngoài ra rễ ngưu bàng cũng được cắt ngay ngắn và canh đều ở hai đầu bánh. Để thưởng thức Hanabira mochi thì cần dùng dao kashikiri. Loại dao chuyên dùng để cắt wagashi cắt đôi chiếc bánh ra. Bánh có vị ngọt thanh của mochi, vị cay ngọt của rễ ngưu bàng và vị mặn vừa phải của nhân bột đậu trắng.