Dinh dưỡng cho trẻ em như thế nào là hợp lý? Là cha mẹ thì ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Trong lúc bận rộn với công việc, chúng ta thường hay dễ mắc phải những thói quen xấu. Làm ảnh hưởng đến bữa ăn tươm tất của gia đình. Trong đó, không có gì quan trọng hơn một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho cả nhà cũng như sự phát triển của bé yêu. Đơn giản vì thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng vitamin và các khoáng chất chính, để bảo vệ và phát triển sức khỏe của bé.
Hiểu được điều đó, nhưng không phải ai cũng chọn được cho con mình một chế độ ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng nhất. Cho nên dưới đây chúng tôi đã tổng hợp kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em giúp cao lớn khỏe mạnh mà các mẹ cần biết.
Dinh dưỡng cho trẻ giúp cao lớn khỏe mạnh, phát triển tốt
Dinh dưỡng cho trẻ em dưới 3 tuổi có ý nghĩa quan trọng tới sức khỏe và cả quá trình phát triển của trẻ. Trong những năm đầu tốc độ phát triển của mô, các cơ quan cùng với sự phát triển sinh lý và tinh thần của trẻ rất nhanh. Khi dinh dưỡng của trẻ không đáp ứng đầy đủ sẽ dẫn đến chậm phát triển. Và cả những biến đổi về hóa sinh sẽ ảnh hưởng đến cơ thể ở rất nhiều mức độ khác nhau.
Do vậy, việc chú ý bổ sung dinh dưỡng đúng cách để trẻ khỏe mạnh và phát triển cân đối. Là vô cùng quan trọng. Với những phương pháp chăm sóc bé khỏe mạnh mau lớn dưới đây, các bà mẹ sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức cần thiết. Để làm thế nào giúp trẻ khỏe mạnh mau lớn phát triển toàn diện.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em một cách hợp lý
Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của trẻ. Bé sẽ phát triển khỏe mạnh và thông minh khi được bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời vì sữa mẹ giúp cơ thể xây dựng hệ miễn dịch kháng lại bệnh tật. Đối với các trẻ ở giai đoạn ăn dặm và trẻ lớn, các bậc cha mẹ cần cung cấp cho bé chế độ ăn đầy đủ, cân đối giữa 5 thành phần dinh dưỡng là chất đạm (thịt, cá, trứng..), tinh bột (gạo, khoai, ngô…), chất béo (dầu, mỡ..), rau củ trái cây và sữa.
Chất đạm, chất béo và tinh bột sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ; các chất dinh dưỡng từ rau quả sẽ giúp cơ thể bé sản xuất kháng thể, tăng cường khả năng miễn dịch như một hàng rào chống lại sự xâm nhập của virus vào cơ thể. Dinh dưỡng dành cho bé trong thời gian đầu rất quan trọng nên bố mẹ cần chú ý đến khẩu phần ăn dành cho trẻ
Cho trẻ vận động thường xuyên
Vận động giúp trẻ phát triển trí não và thể chất khỏe mạnh. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích trẻ rèn luyện thói quen vận động thường xuyên (bằng những hoạt động đơn giản, vừa sức như đi bộ, làm việc nhà, leo cầu thang…) và luyện tập đúng cách các môn thể thao ngoài trời (khoảng 1-2 giờ mỗi ngày). Để bé có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí lực. Độ tuổi nào thì trẻ cũng cần vận động vì vừa tiêu hao năng lượng dư thừa vừa giúp cơ thể thêm sảng khoái, sức đề kháng được tăng lên và ăn uống ngon miệng. Đồng thời, đây cũng là cách để học hỏi các kỹ năng, khám phá thế giới xung quanh
Cung cấp thêm sữa ngoài sữa mẹ
Sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào, nguồn dinh dưỡng cho trẻ em. Nó rất cần thiết cho sự phát triển và dễ hấp thu của trẻ. Uống sữa thường xuyên sẽ cung cấp hiệu quả các dưỡng chất mà cơ thể trẻ cần như vitamin A, B, D, canxi. Vì vậy, mẹ đừng quên cho con uống sữa đều đặn mỗi ngày để con có đủ nguồn dưỡng chất thiết yếu và phát triển khỏe mạnh.
Chọn môi trường giáo dục tốt cho trẻ
Yếu tố môi trường cũng tác động tới sự phát triển của trẻ. Việc sống trong môi trường sạch sẽ, trong lành, giữ vệ sinh đúng cách sẽ giúp con bạn hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Môi trường kích thích trẻ học hỏi (cho bé tiếp xúc với đồ chơi phát triển trí não, khám phá thiên nhiên và cuộc sống xung quanh…). Đây cũng là phương pháp tốt để bé phát triển trí tuệ.
Dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh không cần bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác ngoài sữa mẹ. Hoặc sữa công thức hay sự kết hợp của cả hai. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh được đáp ứng tốt nhất. Bởi người mẹ, sữa mẹ giúp xây dựng khả năng miễn dịch của trẻ. Nếu bú mẹ, một trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày. Hoặc tùy theo nhu cầu của bé. Khoảng 4 tháng, số lần bú có thể giảm xuống còn 4 – 6 lần mỗi ngày. Tuy nhiên lượng sữa mẹ trong mỗi lần bú sẽ tăng lên.
Bé được nuôi bằng sữa thay thế nên được cho bú khoảng 6 – 8 lần mỗi ngày. Trẻ sơ sinh bắt đầu với 57 – 85g sữa bột cho mỗi lần (tổng cộng khoảng 450 – 680g mỗi ngày). Tương tự với trường hợp trẻ bú sữa mẹ, số lần cho bú sẽ giảm khi bé lớn hơn. Nhưng lượng sữa thay thế sẽ tăng khoảng từ 170 – 227g/lần.
Sau 4 tháng, hệ tiêu hóa của trẻ đã tương đối hoàn chỉnh. Có thể giúp bé tiêu hóa những thức ăn khác ngoài sữa. Do đó, trong khoảng thời gian từ 4-6 tháng tuổi, bên cạnh bú sữa. Có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm thêm những thức ăn lỏng. Không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn đặc. Nó có thể khiến cho bé bị nghẹt thở do cơ thể chưa thích nghi được.