Lễ hội Giã La nhằm tưởng nhớ Lạc tướng Dương Cảnh Công, người có công diệt hổ, cứu dân làng trong vùng, ông được coi là thần hộ mệnh của làng. Lễ hội ở làng đã nổi tiếng từ xa xưa, bởi vào đêm lễ hội có tục chọi hổ gọi để tưởng nhớ chiến công xa xưa của vị hoàng đế. Như thường lệ, người chơi hổ cởi bỏ lớp ngụy trang của con hổ, rồi chạy thẳng về nhà, không thèm ngoảnh lại, nằm trên giường thở hổn hển, như thể vừa bước ra khỏi một cuộc đấu tranh thực sự.
Sau nhiều giờ diễn ra màn đấu căng thẳng và lôi cuốn, ánh nến trong nhà sẽ sáng lên. Những người thợ săn trở về cung điện để dọn rừng, và kết thúc buổi chính của đêm bằng những lời chúc phúc, múa bông và hát mừng chiến thắng. Bốn giờ sáng, đội quay trở lại nhà công vụ và vào cung điện nằm nghỉ.
Sự tích về Thành Hoàng Đương Cảnh
Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. Hội Giã La gắn liền với sự tích về Thành Hoàng Đương Cảnh của hai làng Ỷ La và La Nội. Tương truyền, mẹ của Ngài là một người thợ nhuộm đến Đại La Trang và Lỳ La Khu đúng vào dịp có lễ hội. Cô đã dừng chân xem hội và nghỉ qua đêm tại bìa rừng, nay là nền quán. Đêm hôm đó, cô gái được thần mộng triệu rồi mang thai mà sinh ra Ngài.
Lớn lên, Đương Cảnh học tại Tản Viên Sơn Thánh rồi kết duyên với Chính Nương và Tuyên Nương. Sau đó, Ngài đưa hai nàng về Đại La sinh sống. Ít năm sau, cả một vùng đất rộng lớn bị thú dữ hoành hành gây thiệt hại mùa màng và gia sức. Vua Hùng Duệ Vương sai sứu giả đi chiêu cầu anh hùng diệt ác thú cứu dân.
Tiết mục đánh đèn đập hổ được nhiều người mong đợi
Đương Cảnh nghe chiếu của Vua liền tuyển mộ tráng sĩ lên kinh đô xin vua được đi diệt ác thú. Hùng Duệ Vương van cho Ngàu làm Đô đốc, Tả Tướng Quân. Nhờ có hai người vợ thông thạo đường rừng núi nên Đương Cảnh đã đến được nơi thú dữ đang hoành hành. Với tài trí và sức lực của mình, Ngài đã bẫy thú dữ và dần dần tiêu diệt chúng.
Con hổ lang vàng mép cuối cùng đã sa bẫy tại Đại La. Đương Cảnh cho dân giết hổ, lột da, xả thịt để mở tiệc ăn mừng. Xương hổ được chất thành một đống, đến nay vẫn còn dấu tích là Đống Hùm trên con đường từ đình lên quán La. Tấm da hổ được giữ làm kỷ niệm, xem như chiến tích diệt thú. Về sau, trong hội rước tấm da hổ đã trải lên kiệu của Đương Cảnh. Sau này, ông được vua Hùng phong chức Đô đốc Linh ứng Đại Vương, nhân dân suy tôn ông Thành hoàng. Dân làng đã lập đình và thờ cúng ông và hai phu nhân. Trong ngày hội Giã La, tiết mục đánh đèn đập hổ là một tiết mục được nhiều người mong đợi nhất.
Trình tự cuộc đánh hổ như sau
Màn thứ nhất: Hát chúc Thánh Giã La do các ca nữ giáo phường ca trù Đồng Trữ trình bày, tiếp theo là các điệu múa tiến lộc, múa lọ, múa trượng.
Màn thứ hai: Đèn nến trong đình phụt tắt chỉ còn ánh sáng ngoài sân đình hắt vào lờ mờ. Từ trong cánh rừng vang lên tiếng gà gáy chim kêu. Bên nam dõng dạc xướng:
Ơi đồ lũ chúng ta
Đi săn đón đường
Đón thánh giá hoàn cung
Đón lấy quan cao lộc vị, về cho hai chạ
Đồ lũ chúng ta
Hãy vây tứ vi đình
Khứ hồi đình trung
Vừa dứt lời, đoàn săn với hàng chục cây đuốc thắp sáng từ nhà bái đường chạy ra sân, đến cổng đình rẽ về tay trái, vòng quanh đình một lượt theo chiều ngược kim đồng hồ. Đuốc rực cháy, tiếng hò reo, đoàn thợ săn lại vào nhà bái đường chờ lệnh Giã La. Tiếp đó, bên nữ hỏi:
Bên chú đi săn đến đâu? Có thấy chi chăng?
Bên nam đáp:
Bên chú đi săn đến mả Thiền quan
Nào thấy chi đâu
Thấy một cái chim, là cái chim chích
Thấy một cái chích, là cái chích chim
Đón lấy quan cao lộc vị về cho hai chạ
Hà đường xa về, hà đường xa về!
Vừa dứt lời, từ trong rừng lại nổi lên tiếng chim thú… và đoàn thợ săn lại cầm đuốc, nổi trống mõ chạy quanh đình như trước rồi trở về đình Giã La.