Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú. Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, chúng ta thường nghĩ ngay đến những món ăn truyền thống góp phần tạo nên nét độc đáo cho ẩm thực Nhật Bản như: Sushi, ramen,… Và cũng giống như món ăn, ở đây cũng có những món ăn khác. Là loại rượu truyền thống và được người dân rất ưa chuộng cho đến ngày nay. Đối với người Nhật, rượu không chỉ là thức uống mà nó còn là biểu tượng cho tinh thần con người của đất nước mặt trời mọc. Rượu không chỉ xuất hiện trong bữa ăn mà còn có mặt trong mọi cuộc vui buồn. Rượu là cầu nối giữa con người với con người, cầu nối giữa con người và thần thánh.
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản không chỉ bao gồm những món ăn tinh tế mà còn là những thức uống mang đậm dấu ấn của con người đất kinh kỳ. Nhắc đến văn hóa Nhật Bản, chúng ta không thể không nhắc đến văn hóa uống rượu vô cùng độc đáo với những loại rượu bình dị, dân dã nhưng thực sự làm say đắm lòng người bởi hương vị riêng của nó. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi khám phá top 5 loại rượu ngon ở Nhật Bản nhé.
Rượu Sake Nhật Bản
Nhắc đến rượu tại đất nước Mặt trời mọc, trong tiềm thức của mỗi chúng ta chắc hẳn sẽ hiện ngay cái tên “Sake”. Thật vậy, rượu Sake đã quá nổi tiếng đến mức mà được người Nhật đặt cho cái tên “Quốc tửu”. Dưới đây là 2 loại rượu Sake có thể làm những người mê rượu mê mẩn.
Loại rượu truyển thống Sake Nihonshu
Nihonshu là một loại rượu Sake truyền thống ở Nhật Bản. Nguyên liệu chính làm nên Sake Nihonshus là gạo, mạch nha cùng với sự tác động của một loại khuẩn có tên Koji và men rượu Sake. Từ đó, rượu Sake Nihonshu có cho mình một hương vị độc đáo. Có nhiều cách để uống rượu Sake Nihonshu như uống ngay trong nhiệt độ phòng, hoặc nóng, hoặc lạnh vẫn đều tuyệt vời. Tùy vào trạng thái mà rượu Sake có tên gọi khác nhau. Ví dụ như ở nhiệt độ phòng là “hiya”; trong khi còn âm ấm là “murukan”; nóng là “atsukan”; còn lạnh là “reishu”.
- Nồng độ cồn của rượu Sake thường là 15 – 20%.
Loại rượu truyền thống Nigorizake
Nigorizake là tại loại sake đặc biệt, cũng được làm từ gạo và mạch nha, nhưng được lọc qua vải và thường có vào mùa đông. Loại rượu này còn được gọi là “cloudy sake” – tạm dịch là sake bồng bềnh. Điểm khác biệt của nigorizake so với các loại rượu truyền thống của Nhật khác là nó vẫn giữ nguyên bã gạo sau lên men cộng với đường.
Phần bã này sau khi rượu đóng chai sẽ nằm dưới đáy chai giống như kết tủa vậy. Khi uống phải lắc đều chai để bã và rượu quyện đều vào nhau rồi mới rót ra. Khi đó rượu lẫn với bã sẽ có màu trắng đục, nhìn bồng bềnh giống như mây. Khi uống bạn có thể cảm nhận được bã gạo cùng vị ngọt của đường và tinh bột. Nigorizake rất giống với rượu Makgeolli của Hàn Quốc.
Rượu truyền thống Sochu
Bên cạnh rượu Sake thì Sochu là một trong 2 loại rượu nổi tiếng nhất xứ sở Hoa Anh Đào. Rượu Sochu được sản xuất bằng cách chưng cất từ gạo, lúa mạch hoặc khoai lang. Nhắc đến Sochu, nhiều người sẽ lầm tưởng và nghĩ ngay đến rượu Soju của Hàn Quốc bởi 2 cái tên phát em khá giống nhau nhưng trên thực tế, hoàn toàn là 2 loại khác nhau.
Nồng độ cồn của Sochu cao hơn rượu Sake thưởng là 25%. Tùy theo sở thích của mỗi người mà nồng độ cồn sẽ khác nhau tùy theo việc chưng cất. Ở Nhật, rượu Sochu được dùng để pha cocktail. Một điều nữa, cũng giống như Sake, tùy theo cách thưởng thức mà có cách gọi tên khác nhau cho loại rượu này: Với cách dung phổ biến là thêm đá vào rượu được gọi là “Roku”; thêm nước nóng là “Mizuwari”; pha chế cocktail “Chu-hai”.
- Ngoài ra còn có thể pha soda hay trà Ô Lông với tỉ lệ 1:3 (1 rượu 3 nước).
Rượu Mơ Umeshu
Ngoài sử dụng mơ để làm nguyên liệu chế biến món ăn như món cháo mơ muối, thì người Nhật còn sáng tạo ra một loại rượu làm từ mơ. Rượu mơ Umeshu thường được làm ngay tại nhà và có thể tìm thấy bất kì đâu tại Nhật Bản.
Umeshu là loại rượu mận nổi tiếng nhất nhì tại Nhật Bản. Umeshu được làm ra từ quả mận rừng. Độ cồn của rượu thông thường là 14%, rượu mận có vụ chua và ngọt đan xen khá dễ uống. Ngoài sử dụng mơ, rượu umeshu còn có thể được làm ra từ nhiều nguồn nguyên liệu khác như quả Hạnh (apricot) để làm nên Anzushu, quả Thanh yên (loại quả nhỏ giống cam quýt, có vị chua lai lai với chanh, vỏ vàng, tên là yuzu) để làm nên Yuzushu, quả quýt để làm nên Mikanshu, hoặc quả táo xanh để làm nên Ringoshu. Hoặc dùng các loại quả khác như vải, đào, dưa gang, nho, việt quất….
Rượu Gạo Nhật Bản
Còn được gọi là cơm rượu, loại rượu gạo này được làm từ gạo trắng nấu thành cơm rồi lên men. Rượu Gạo Amazake có nồng độ cồn cực thấp, thậm chí còn không có mà thay vào đó là vị ngọt, đến trẻ em cũng uống được. Loại rượu đặc biệt này được làm bằng cách lọc lấy bã của Sake sau khi đã được lên men rồi trộn cùng với nước và cơm.
Trên đây là những loại rượu nổi tiếng tại Nhật Bản. Bạn đã sở hữu cho mình những loại rượu này chưa? Nếu rồi thì chắc chắn bạn cần thêm những món ăn chuẩn vị Nhật để tận hưởng được hết cái gọi là văn hóa ẩm thực Nhật Bản.